Cách xử lý áo tràng đã cũ rách

Hỏi: Xin hỏi ý nghĩa từ "trai diên" thường nói đến trong lễ trai tăng là gì? Áo tràng và áo lam của Phật tử khi đã cũ, rách thì xử lý như thế nào? (Diệu Tâm, Bưu điện Bình Hưng Hòa, TP.HCM)

Đáp:  Bạn Diệu Tâm thân mến!

Trai diên là toàn bộ những lễ phẩm thanh tịnh được tín chủ bày biện cúng dường chư Tăng trong lễ trai tăng. Trai, sự thanh tịnh tức ngoài sự chay tịnh, tinh khiết và trong sạch của các phẩm vật dâng cúng còn mang ý nghĩa các phẩm vật ấy là thành quả lao động chân chính của tín chủ, không phải là tài vật phi pháp.

wwwa.jpg

Áo, y khi rách phải thay mới - Ảnh minh họa

Áo tràng, áo lam của Phật tử khi đã quá cũ rách thì phải thay mới. Không nên mặc áo tràng quá cũ kỹ, nhăn nhúm, vá chằng chịt, dơ xấu lên chánh điện tụng kinh, lễ Phật vì thiếu trang nghiêm.

Theo lời Phật dạy, y phục chư Tăng khi cũ rách thay mới, không được đem y phục cũ bỏ đi mà phải tận dụng làm màn, khăn, giẻ lau… khi rách nát thì trộn với đất, rơm làm vách nhà đất. Dựa theo tinh thần này, áo tràng - áo lam của Phật tử khi đã cũ rách thì có thể tận dụng vào các mục đích khác nhằm tránh lãng phí. Tuy nhiên, ngày nay vải vóc cũng như các dụng cụ gia dụng được chế tạo rất nhiều. Do đó, nếu xét thấy áo tràng cũ không làm được việc gì thì có thể tùy nghi xử lý.

Chúc các bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn chụp hình lưu niệm tại chánh điện tạm của chùa Vạn Thành

Về nguồn - Chuyến đi khép lại đầy ý nghĩa của Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức (cũ)

GNO - Chuyến xe từ TP.Thủ Đức (cũ) vượt hơn 170 cây số về chùa Vạn Thành, ở vùng quê Lấp Vò - Đồng Tháp (cũ), quê hương của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, vị giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội, bậc Thầy hướng dẫn tâm linh của nhiều thế hệ Tăng Ni, Phật tử, gắn bó với địa phương Thủ Đức gần thế kỷ.
Ảnh minh họa

Hồi đầu có thực sự thị ngạn?

NSGN - Trong kho tàng thành ngữ và tư tưởng phương Đông, câu nói “Hồi đầu thị ngạn” (回頭是岸) - “Quay đầu là bờ” - đã trở thành một lời nhắc nhở đầy nhân văn và triết lý.

Thông tin hàng ngày