Cảnh giác với việc mạo danh phóng viên Báo Giác Ngộ

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Gần đây tòa soạn Giác Ngộ nhận được phản ánh của chư tôn đức, Phật tử các tỉnh, thành phố về việc có một vài người tự xưng là phóng viên Báo Giác Ngộ liên hệ công tác.

Tòa soạn đã xác nhận lệnh điều động tác nghiệp và nhận dạng hình ảnh, có người trong hình thức tu sĩ Phật giáo, được chư tôn đức phản ánh trong thời gian gần đây là đúng sự thật, mạo danh phóng viên Báo Giác Ngộ, có những hành vi không phù hợp theo quy chế hoạt động của tòa soạn.

Tòa soạn cũng đã có email đến đương sự cảnh báo hành vi đó là không thể chấp nhận, có thể phạm pháp theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, tuy nhiên đương sự đã không cải thiện, mà có phản ứng khi chư tôn đức, Phật tử yêu cầu xuất trình giấy tờ xác minh tư cách phóng viên.

Nhân đây, Ban Biên tập xin thông báo đến chư tôn đức, Phật tử quy định đối với phóng viên, cộng tác viên Báo Giác Ngộ khi liên hệ tác nghiệp, phải có giấy tờ xác minh (thẻ phóng viên, thẻ nhà báo, thẻ cộng tác viên (3 loại giấy này có dán ảnh, có dấu tương ứng với đơn vị cấp là Báo Giác Ngộ hoặc Bộ Thông tin và truyền thông đối với thẻ nhà báo), giấy giới thiệu của Ban Biên tập do Thư ký tòa soạn hoặc Phó, Tổng Biên tập ký, có khuôn dấu của Báo Giác Ngộ).

Chư tôn đức, Phật tử có quyền yêu cầu xuất trình một trong các giấy tờ trên, nếu đương sự không xuất trình đúng thì đó không phải là nhân sự do tòa soạn cử tác nghiệp, liên hệ công tác.

Qua đây, tòa soạn cũng xin lưu ý công khai, và trong trường hợp tái diễn, Ban Biên tập rất lấy làm tiếc sẽ công bố danh tánh cụ thể đối với các trường hợp trên, để tránh phiền phức cho chư tôn đức, Phật tử cũng như các đơn vị liên quan.

Trong trường hợp cần xác minh, chư tôn đức và quý Phật tử có thể phản ánh, liên hệ tòa soạn theo email: onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, và các số điện thoại (028) 3930 3120.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày