Cây ATM gạo do Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM thực hiện: Mỗi ngày tặng gần 4 tấn gạo

Cây ATM gạo do Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM phối hợp các đơn vị tài trợ, mỗi ngày tặng gần 4 tấn gạo
Cây ATM gạo do Ban Từ thiện - Xã hội Phật giáo TP.HCM phối hợp các đơn vị tài trợ, mỗi ngày tặng gần 4 tấn gạo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 12-10 là ngày thứ 5 của chương trình “ATM gạo nghĩa tình” tại chùa Pháp Minh do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa phối hợp với chùa Pháp Minh (ấp Giồng Lớn, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) thực hiện.
Người nghèo đến chùa Pháp Minh nhận gạo qua cây ATM

Người nghèo đến chùa Pháp Minh nhận gạo qua cây ATM

Chương trình này do Ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM, Thượng tọa Thích Thanh Phong, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Kinh tế - Tài chánh T.Ư, Phó ban kiêm Trưởng ban Từ thiện - Xã hội GHPGVN TP.HCM và nhóm từ thiện Chia sẻ - Sharing của bà Mai Thị Hạnh, phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tài trợ.

Mỗi ngày cây ATM gạo "tặng" gần 4 tấn gạo đến những gia đình khó khăn

Mỗi ngày cây ATM gạo "tặng" gần 4 tấn gạo đến những gia đình khó khăn

Trong 5 ngày qua, trung bình mỗi ngày ATM “trao tặng” từ 3,5 đến 4 tấn gạo, có từ 700 đến 800 lượt người đến nhận gạo tại chùa Pháp Minh.

Ban Tổ chức sẽ vận động để duy trì chương trình ATM gạo nghĩa tình này lâu dài

Ban Tổ chức sẽ vận động để duy trì chương trình ATM gạo nghĩa tình này lâu dài

Ban Tổ chức sẽ vận động chư tôn đức, mạnh thường quân để duy trì chương trình ATM gạo nghĩa tình này lâu dài, nhằm chia sẻ bớt khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Giáo sư Trần Văn Khê

Giáo sư Trần Văn Khê biết tụng kinh từ khi 4 tuổi!

GNO - Trong chương trình giao lưu với các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh tại chương trình “Thai giáo và phương pháp nuôi dạy con”  tại Hà Nội vừa qua, vị giáo sư tài ba và đáng kính Trần Văn Khê đã chia sẻ những câu chuyện làm bất ngờ biết bao khán giả, trong đó có tôi.
Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.

Thông tin hàng ngày