"Cây bàng hoa báo"

GNO - Ở đường Nguyễn Sinh Cung - TP.Huế có một quầy báo rất đặc biệt, mà người dân ở đây thường quen gọi là “cây bàng hoa báo”, bởi báo được treo lơ lửng trên cây. Những tờ báo tung tăng “nô đùa”với gió, cùng lá bàng tỏa bóng xuống một góc đường im mát, góp phần dệt thêm sự đằm thắm, mộng mơ của xứ Huế - thành phố du lịch, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam (ảnh).

cay bang 1.JPG

Ảnh: Võ Văn Dần

Đó là “cây báo” của bà Trần Thị Kim Cúc, 61 tuổi, ở đường Nguyễn Sinh Cung - TP.Huế (cạnh cổng chùa Ba La Mật - Huế). Ai đi qua đây cũng tấm tắc khen bà biết bày trí bắt mắt. Thay vì mở quầy báo bình thường, bà Cúc có cách làm riêng của mình: treo “sản phẩm tinh thần” lên cây, những luồng gió thoảng qua khiến những tờ báo, tạp chí của bà càng trở nên “sống động”. Vì thế, hàng của bà bán rất chạy.

Bà Cúc tâm sự: “Làm báo hay bán báo đều là làm văn hóa, là chuyển tải cái tiến bộ, sự văn minh của nhân loại đến cho nhau. Ngoài thu nhập, điều quan trọng hơn là tui đã góp một phần nhỏ vào việc quảng bá, đưa kiến thức đến cho mọi người”. Bà Cúc đã có 15 năm trong nghề bán báo, những năm mới vào nghề (1998) đầu báo ít, nội dung chưa phong phú, số người mua cũng còn khiêm tốn nhưng vì quá đam mê công việc nên đã quyết tâm bám trụ đến giờ.

Hiện “cây báo” của bà cũng thuộc hạng “tầm cỡ” trong tỉnh: có khá đầy đủ các tờ báo cho đến nhiều loại tạp chí cung cấp cho thị trường hầu hết các xã của huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) và các vùng lân cận của thành phố Huế.

Ông Nguyễn Văn Lộc, 74 tuổi, ở thôn Tây Thượng (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, TT.Huế) cho biết: cả chục năm nay tui đều mua báo ở đây, nhờ “cây báo” của chị Cúc mà tui đã có thêm kiến thức nhà nông, áp dụng có hiệu quả vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Không riêng gì ông Lộc, nhiều nông dân các xã Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Thượng, Phú Mỹ (huyện Phú Vang) cũng đến đây tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn để tăng năng suất cây trồng…

Còn em Nguyễn Thị Thu Hương, học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Đăng Lưu –TP.Huế thì chia sẻ: “Cây bàng hoa báo” này đã giúp em rất nhiều trong tìm kiếm tài liệu hướng dẫn ôn tập, luyện thi… em thấy thuận tiện lắm!”.

Nhiều thầy và chú điệu ở chùa Ba La Mật - Huế cũng xem “cây bàng hoa báo” này là địa điểm tin cậy để chọn mua tạp chí Phật giáo cũng như các tài liệu liên quan đến Phật học. Bởi vậy, người dân địa phương gọi sạp báo của bà là “cây kiến thức”, “cây bàng hoa báo” hay “khói lam chiều”. Tuy đã lớn tuổi nhưng tác phong của bà Cúc rất nhanh nhẹn, tháo vác, với cách phục vụ tận tình, chu đáo. Khách hàng ngồi yên vị trên xe chỉ tay vào “cây báo”, lập tức các tờ báo sẽ “bay”đến tận tay người đọc trong nháy mắt, vì bà đã thuộc làu tên từng loại báo và vị trí của nó trên cây.

Vừa bán báo vừa cầm sách tiếng Anh luyện đọc trau dồi kiến thức Anh ngữ để làm gương cho con cái trong việc học hành. Bà đã viết nên những dòng chữ đại loại như: If your to visited Hue city don’t forget me! (Nếu bạn đến thành phố Huế thì xin đừng quên tôi!) treo lủng lẳng trên cây.

Hẵn là du khách gần xa khi đi qua đây có cơ hội chiêm ngưỡng “khói lam chiều”; “cây bàng hoa báo” đều tỏ ra thích thú, rất ấn tượng và khó quên về sự tiếp đón chân tình, cởi mở, thân thiện của người phụ nữ ở tuổi lục tuần với hình ảnh của một quầy báo rất đặc biệt, có lẽ là “độc nhất, vô nhị”ở Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày