Chén cơm đầy của Me

Chén cơm đầy của Me
Đưa chén đây, Me bới cơm cho!”.
Tôi nhận lại chén cơm đầy ắp từ tay Me mà... buồn ứ họng. Dù đi tu đã mấy mươi năm rồi, nhưng mỗi khi được về thăm nhà, ngồi ăn cơm chung với Ba Me, thì y như rằng, được Me đơm cho một chén cơm đầy ắp. Lúc nhỏ, không riêng gì tôi mà cả mấy anh em tôi đều càm ràm vì sự chăm sóc “quá đáng” đó. Bực vì chén cơm đầy quá, không còn chỗ gắp thức ăn, bực vì không thể ăn chén cơm thật nhanh để chạy đi chơi với chúng bạn. Mãi tận bây giờ, cái cảm giác ăn một chén cơm thật đầy thỉnh thoảng vẫn chiếm ngự tâm hồn mỗi khi tôi đưa chén cho ai đó đơm thêm cơm.

"Như bao trẻ nhỏ, anh em tôi đều thuộc dạng lười ăn cơm và chỉ thích ăn vặt. Những quả ổi xanh, những “dái” mít chấm muối ớt cay xè, cắn vào là nghẹn họng, nhưng vẫn là những món quà vặt trời cho luôn hấp dẫn chúng tôi. Đôi lúc đến giờ ăn, dư vị chát đắng của những món quà đồng nội đó làm cho anh em chúng tôi xao lãng chén cơm của Me. Đó cũng là một trong những lý do để mỗi khi đơm cơm, Me thường đơm một chén thật đầy, và dù không đói, chúng tôi cũng ráng sức tàn mà ăn cho hết!

Dù đi tu sớm, nhưng tôi cũng kịp thời “huân tập” thói xấu đáng chê trách: thuốc lá, cà phê! Ai cũng cằn nhằn và trách cứ tôi về cái khoản này nhưng riêng Me, Me không hề có ý kiến. Tôi nhớ một lần đến thăm tôi khi còn ở Phật học viện, Me lén thầy giám thị gởi cho tôi hộp quà gồm một cây thuốc lá và 2 bịch cà phê. Sau đó, chuyện bị lộ và có ai đó bảo rằng, sao lại mua thuốc lá thăm con? Me bảo họ, nhà có 3 thằng, 2 thằng kia ở nhà đâu thiếu thứ chi mô, còn cái ông đi tu này có gì đâu, chỉ có uống tí cà phê và hút thuốc chút xíu thôi hà! Với mọi người, lòng Mẹ như thế nào tôi không rõ, nhưng với tôi, tôi thấy lòng Me chất ngất, lung linh! Hiện giờ, con của Me đang ngưng thuốc lá, nhưng cứ nghĩ về điều đó mới thấy rõ tình thương của Me quả là kỳ lạ, phi thường.

Một lần Me bệnh, mọi người thay nhau chăm sóc, tội nhất là Ba và chị Hai, vì gần nhất vẫn là hai người đó. Lúc đó, tôi đang ở Hà Nội, chỉ có gọi điện về và thành khẩn nguyện cầu cho Me mau khỏi, cầu mong Phật sự hanh thông để tôi nhanh về bên Me. Tôi về thăm khi Me đã qua cơn nguy kịch và đang nằm ở phòng hồi sức. Trưa, không gian bệnh viện yên lặng và hanh nắng, tôi nhẹ nhàng đẩy cửa vào phòng không nghe tiếng động, nhưng Me dường như đã biết nên tìm cách ngồi dậy rót nước cho tôi, tôi dìu Me dậy và lúc đó mới thấy bao nhiêu sức lực, Me đã dành cho anh em chúng tôi hết rồi! Me con ngồi trò chuyện, Me hỏi tôi, khi biết Me bệnh thầy đã làm gì? Tôi thực tình đáp, lúc đó con bận rộn nhiều việc quá, chỉ thầm nguyện: từ trước đến giờ giá như con tu tập có chút phước đức gì, xin hồi hướng tất cả cho Me để cầu mong Me con chóng khỏi. Me không đáp và nhẹ nhàng xoay lưng để không phải nhìn thấy hai dòng nước mắt - của Me và của tôi! Tôi biết rằng sự hồi hướng như thế là chưa đúng, là sai, nhưng thử hỏi tôi có thể làm được gì khi không gian thì cách xa vạn dặm, vả lại người tu như tôi có thể làm được gì, dù chỉ là một chút vật chất cho Me?

Tôi trưởng thành, nhận sứ mạng hướng dẫn sự tu học cho một hội chúng, không gian gia đình mà cụ thể giữa Me và tôi càng cách xa hơn. Me không dám gặp riêng tôi vì sợ miệng tiếng thế gian này nọ. Những khi được cùng hội chúng tu tập, Me chỉ lén nhìn khi nghe tôi ho hay có dấu hiệu không khỏe. Thi thoảng, Me lại lén đưa cho tôi thuốc, không phải thuốc lá, mà là những hộp thuốc bổ, vì sợ tôi ngã quỵ trước áp lực công việc quá nhiều.

Mùa Vu lan về, con đọc kinh thấy câu, có những người xa Như Lai mà thực sự rất gần Như Lai... Me ạ. Vì có thể, con tuy xa Me về không gian địa lý, nhưng thực tế lại rất gần Me, vì con đã và đang thực hiện tâm nguyện của Me, tâm nguyện của cả nhà, là cố gắng sống vì hạnh phúc cho tất cả những ai hữu duyên. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày