"Chia sẻ yêu thương" đến bà con nghèo nhân mùa Phật đản Phật lịch 2565

Bà con đón nhận những phần quà "chia sẻ yêu thương"
Bà con đón nhận những phần quà "chia sẻ yêu thương"
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 25-5, Ban Trị sự Phật giáo huyện Cần giờ kết hợp cùng UBMTTQVN huyện tổ chức chương trình "Chia sẻ yêu thương" tặng quà đến bà con nghèo trên địa bàn của huyện.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại đức Thích Minh Bảo cho biết, nhân mùa Phật đản Phật lịch 2565, Ban Trị sự Phật giáo huyện Cần Giờ đã vận động Tăng Ni, Phật tử trên địa bàn cùng các mạnh thường quân chung tay chia sẻ với bà con nghèo trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Đại đức Thích Minh Bảo phát biểu

Đại đức Thích Minh Bảo phát biểu

Hưởng ứng lời kêu gọi, Tăng Ni, Phật tử huyện Cần Giờ cùng Phật tử đạo tràng Pháp Hoa TP.HCM đã quyên góp để trao tặng 300 phần quà đến bà con nghèo tại 3 điểm: xã Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh. Mỗi phần quà trị giá 500 nghìn đồng.

Chư tôn đức, các mạnh thường quân tài trợ cho chương trình

Chư tôn đức, các mạnh thường quân tài trợ cho chương trình

Thay mặt cho các cấp lãnh đạo, ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của Ban Trị sự Phật giáo huyện cùng chư Tăng Ni, Phật tử, các mạnh thường quân. Ông cho rằng đây chính là tinh thần tương thân tương ái, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày