Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia - tượng Phật A Di Đà

Công chúng trong và ngoài nước vừa được thưởng ngoạn “Pho tượng Phật hoàng gia” - bảo vật quốc gia tượng A Di Đà được phục dựng hoàn chỉnh tại triển lãm "Di sản Việt Nam - Góc nhìn mới".

1-tuongphat-2-2-jpg-1478179234_jpg.jpg
Pho tượng Phật hoàng gia - bảo vật quốc gia tượng A Di Đà
được phục dựng hoàn chỉnh với tỉ lệ nhỏ nhất - Ảnh: Hà Thanh

Triển lãm vừa khai mạc vào ngày 3-11 tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ, Hà Nội.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, tượng A Di Đà là hiện vật lịch sử gắn liền với đạo Phật Việt Nam từ thời kỳ rất sớm, nằm trong khuôn viên chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo nói riêng và nền tạo hình Việt Nam nói chung.

1-tuongphat-9-2-jpg-1478179234_jpg.jpg
Tượng Quang Trung Hoàng đế (1753 - 1792) được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: Hà Thanh

Tại triển lãm, công chúng cũng được chiêm ngưỡng những đồ án, đồ gỗ nội thất mang dấu ấn thời Lý, Trần,Lê, Mạc hay những sản phẩm có tính ứng dụng cao dựa trên chất liệu sơn mài, gỗ, đồng…

Đây là những sản phẩm tiêu biểu được phục dựng, mô phỏng, thiết kế từ những bảo vật quốc gia, những hiện vật tiêu biểu của từng triều đại phong kiến Việt Nam.

1-tuongphat-3-2-jpg-1478179234_jpg.jpg
Rồng thời Lý được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: Hà Thanh

Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: “Triển lãm Di sản Việt Nam - Góc nhìn mới trưng bày những di sản này không phải là mới đối với mọi người, nhưng lâu nay được coi như cổ vật, nằm sâu trong bảo tàng, đình chùa, miếu mạo. Làm thế nào để di sản đi vào đời sống? Góc nhìn mới giúp di sản trở thành một phần của đời sống văn hóa chúng ta…”.

1-tuongphat-8-2-jpg-1478183502_jpg.jpg

Bức tượng Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300)

1-tuongphat-10-2-jpg-1478179234_jpg.jpg
Những sản phẩm phục dựng, mô phỏng được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: Hà Thanh

Chương trình do Hội quán di sản và Circle Group tổ chức dưới sự phối hợp và bảo trợ của Hội sử học Việt Nam, Liên hiệp Câu lạc bộ UNESCO Hà Nội với mong muốn giới thiệu đến công chúng những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng hàm chứa giá trị văn hóa, tôn lên giá trị tinh thần, niềm tự hào về những di sản của tiền nhân để lại.

Triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 13-11.

1-tuongphat-4-2-jpg-1478179234_jpg.jpg
Các đại biểu, nhà sử học, khách mời cùng tham quan triển lãm - Ảnh: Hà Thanh

Hà Thanh (TTO)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày