Trước đây do đường xấu, để lên được đỉnh Yên Tử, khách hành hương thường phải đi trong hai ngày mới vượt qua khoảng 5km đèo dốc. Ngày đầu đi lên Hoa Yên và ngủ lại, sáng hôm sau mới leo tiếp lên chùa Đồng. Nay do hệ thống cáp treo đã lên đến khu vực tượng An Kỳ Sinh, cách chùa Đồng hơn 1km, đường sá được nâng cấp nên việc đi lại dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, chặng đường từ tượng An Kỳ Sinh lên đỉnh núi là một hành trình khó khăn với nhiều dốc đá cao.
Những bức ảnh dưới đây được chụp trong ngày mùng 3 tết Tân Mão, tức 7 ngày trước lễ khai hội Yên Tử. Chưa vào chính hội, nhưng du khách về Yên Tử đã khá đông, có lúc tạo ra cảnh ùn ứ trên đường hành hương.
Một lão bà đang được các con dìu lên đỉnh núi.
Nhảy qua các mỏm đá
Cầu khấn trước tượng An Kỳ Sinh.
Để lên đỉnh chùa Đồng, phải lách qua các cánh cửa bằng đá.
Ngồi nghỉ trên các mỏm đá chênh vênh, sau lưng là vực sâu.
Đích đến là chùa Đồng, nơi luôn luôn có hàng nghìn người chen chân tìm nơi khấn vái.
Một trong những việc nhiều người làm khi lên chùa Đồng là lấy tiền hoặc bao lì xì xát mạnh vào chiếc chuông đồng lấy may.
Dò từng bước xuống núi.
Bế con xuống núi.
Lối xuống cũng phải chui qua những khe cửa hẹp là những phiến đá khổng lồ.
Nhảy qua các mỏm đá
Một lão bà đang được các con dìu lên đỉnh núi.
Cầu khấn trước tượng An Kỳ Sinh
Để lên đỉnh chùa Đồng, phải lách qua các cánh cửa bằng đá.
Ngồi nghỉ trên các mỏm đá chênh vênh, sau lưng là vực sâu.
Đích đến là chùa Đồng, nơi luôn luôn có
hàng nghìn người chen chân tìm nơi khấn vái.
Một trong những việc nhiều người làm khi lên chùa Đồng là lấy tiền hoặc bao lì xì xát mạnh vào chiếc chuông đồng lấy may.
Dò từng bước xuống núi.
Bế con xuống núi.
Lối xuống cũng phải chui qua những
khe cửa hẹp là những phiến đá khổng lồ.