Cho người là để cho mình

“Của cho không bằng cách cho”
“Của cho không bằng cách cho”

GN - Cho mà vui như tặng, như hôm nào mình mời ai đó một cái bánh mà họ nhận thì mình thấy vui, đẹp lòng.

HỎI: Tôi là Phật tử, thường ngày tôi vẫn hay bố thí ít tiền cho những người ăn xin. Một hôm đang dừng xe thì có một anh trông khỏe mạnh đến nói: “Bạn cho xin mấy ngàn về quê, hiện trên người không còn đồng nào,...”. Lúc đó tôi nghĩ là anh ấy đang lừa gạt nên không cho. Sau đó, tự nhiên tôi cảm thấy không yên lòng, lỡ như người ta bị nạn thật, mình không giúp thì vô tâm quá. Tôi nghe nói có rất nhiều người giả làm ăn xin nên tôi cũng không biết có nên cho họ hay không? Mong quý Báo chỉ cho tôi cách ứng xử tốt nhất về việc bố thí.

(QUỐC TOÀN, maquoctoan8899@gmail.com)

ÐÁP:

Bạn Quốc Toàn thân mến!

Có nhiều quan điểm và phương cách bố thí tài vật khác nhau. Bố thí mà “từ bi nhưng phải có trí tuệ” thì chỉ cho những người đáng cho, phân biệt rõ ràng. Bố thí mà “ba-la-mật” thì cho một cách vô tư, không phân biệt, được cho đi là hạnh phúc. Rõ ràng, bố thí mà vô tư quá thì dễ bị người xấu lợi dụng. Bố thí mà xét nét kỹ quá đôi khi lại bỏ qua những người gặp hoàn cảnh thật sự, cần được giúp đỡ.

Trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay, thật giả lẫn lộn khó phân, nên hạnh tu bố thí cũng nên linh động và sáng tạo. Thiết nghĩ, có thể chia sự bố thí của mình thành hai loại. Nếu bố thí với giá trị lớn thì nên có kế hoạch, thẩm định rõ ràng, cần cho đúng đối tượng. Còn nếu bố thí với giá trị nhỏ (nói “nhỏ” ở đây là tùy điều kiện mỗi người) thì cứ vô tư và nhẹ nhàng mà cho. Cho mà vui như tặng, giống như hôm nào mình mời ai đó một ly nước, một cái bánh mà họ nhận thì mình thấy vui, đẹp lòng.

Như vậy, khi gặp người đến xin, nếu có tâm bố thí và có chút ít tài vật (thuộc quỹ bố thí của mình) thì nên hoan hỷ cho ngay. Không nên suy nghĩ nhiều trong trường hợp này, người ta hạ cố đến xin mình là có lòng, là cơ hội cho mình. Khi cho quán niệm rằng “của ít lòng nhiều”, “của cho không bằng cách cho”, việc cho này chính là cho mình, nuôi dưỡng lòng bố thí của mình, người nhận nếu có dối gạt mình cũng không hề gì.

 Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày