Cho những đóa hồng…

GN - Những đóa hồng mỏng manh nhưng rực rỡ sắc màu. Hương thơm của hoa hồng cũng dịu dàng, đủ làm lòng người xao xuyến.

Phải chăng vì sắc-hương ấy mà hoa hồng được ví von như người phụ nữ, và được dành tặng cho người phụ nữ, để bày tỏ yêu thương. Tôi có cảm giác ai yêu mến hoa hồng cũng sẽ biết nâng niu phụ nữ bằng sự trân trọng, biết ơn “một nửa thế giới” loài người.

hoahong8-3.jpg

Hoa hồng tươi thắm cho những người phụ nữ - Ảnh: Internet

Ai đó nói “Thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ”, điều đó không quá chút nào. Bóng dáng đầu tiên hiện hữu là mẹ, trước tiên và trên hết là mẹ. Bà mẹ sanh ra người đàn ông cụ thể nào đó để họ được tung hoành, được cống hiến và thành đạt, danh phận rỡ ràng. Người phụ nữ đó, từ việc mang nặng đến việc giáo dưỡng thành người, bằng tình thương vô bờ bến. Chính vì vậy mà tình mẹ luôn đậm sâu trong mỗi trái tim mọi người, được Đức Phật xác nhận: thương mẹ, hiếu với mẹ là hạnh của Phật.

Những đóa hồng tươi thắm đó còn là vợ, là chị, là em… của những ai còn lao chen ngoài kia. Điểm tựa yên bình nhất của những “phái mày râu” vốn là “những đóa hồng” bên họ. Dịu dàng, nâng khăn sửa túi, làm hậu phương vững chãi…

Những “đóa hồng” còn là hình bóng chư Ni xuất thế. Thân nữ nhi tu hành khó trăm bề so với nam giới, cực hơn gấp bội phần. Nhưng, Ni giới khắp nơi trong truyền thống Bắc tông hay tu nữ theo truyền thống Nam tông ở mọi miền đất nước, trên thế giới vẫn đang ngày đêm tu tập, miệt mài học hạnh Phật, đi trên đường lành, giác ngộ, giúp mình giúp người vốn là hình ảnh đẹp để mỗi người quay về nương náu. Biết ơn vì những “đóa hồng” đã dâng hiến hương thơm cho đời, hương đức hạnh đó bay muôn phương…

Phong Châu

>> Con gái út nhà mình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày