Chùa Linh Ẩn, ngôi cổ tự nổi tiếng của Trung Hoa

GN - Chùa Linh Ẩn nằm phía Tây bắc của Tây Hồ tại Hàng Châu, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung Hoa. Linh Ẩn còn là ngôi chùa lớn nhất trong số những ngôi chùa ở dãy núi Vũ Lâm. Chùa được xây dựng vào năm 326, tính đến nay chùa đã tồn tại khoảng 1.700 năm tuổi.

Linh-an-tu-3.jpg

Cảnh chùa Linh Ẩn

Ngài Huệ Lý, một vị cao tăng đến từ Ấn Độ, được cho là người sáng lập nên chùa Linh Ẩn. Ngài đã đi từ khu vực trung tâm đến Chiết Giang trong những năm đầu của triều đại nhà Tấn. Khi đặt chân đến vùng Vũ Lâm (Hàng Châu ngày nay), nhìn thấy ngọn núi, ngài thốt lên: “Ngọn núi Linh Thứu của Ấn Độ đã tự di chuyển đến đây từ lúc nào vậy? Trong Phật giáo ẩn tàng rất nhiều bậc thánh nhân”.

Do đó, ngài quyết định tạo lập một ngôi chùa phía trước ngọn núi và đặt tên là chùa Linh Ẩn.

Trong thời gian đầu, chùa Linh Ẩn phát triển ở mức sơ khai và chưa có sự ảnh hưởng rộng rãi đến quần chúng nhân dân. Về sau, chùa cũng không được mở mang gì nhiều, cho đến khi vua Lương Võ Đế hiến cúng một khu đất rộng. Vào năm 771, ngôi chùa được trùng tu hoàn toàn và được nhiều người biết đến.

Vào cuối triều đại nhà Đường, trước sự tàn phá của “Hội Xương pháp nạn”, ngôi chùa đã bị phá hủy, tất cả Tăng sĩ của chùa đều phải phân tán. Mãi cho đến thời Ngũ Đại Ngô Việt Vương, vua đã thỉnh Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư đứng ra trùng tu ngôi chùa với điện Phật và giảng đường điện Phật Di Lặc to lớn cũng được dựng lên trong thời gian này, và chùa được gọi với tên mới là Linh Ẩn Tân Tự. Phần trên cao của ngôi chùa có chín tòa nhà, mười tám gian phòng và bảy mươi hai ngôi điện thờ, một ngàn ba trăm Tăng phòng. Số lượng Tăng sĩ tu học tại chùa lên đến hơn ba ngàn vị.

Vào năm 1300, sau khi xác lập Hàng Châu làm thủ đô, vua Cao Tông và Hiếu Tông thường xuyên đến thăm chùa, quan tâm chăm sóc các sinh hoạt của chùa và viết thư pháp. Ngôi chùa này được coi là một trong năm ngôi chùa thuộc Giang Nam Thiền Tông Ngũ Sơn dưới thời vua Gia Định, triều đại Nam Tống. Vào thời vua Thuận Trị thuộc triều đại nhà Thanh, ngài Cự Tượng, một vị Đại thiền sư, đã làm trụ trì ngôi chùa và chăm lo xây dựng, phát triển chùa.

Dưới sự lãnh đạo của ngài Cự Tượng, trong gần mười tám năm, chùa được xây dựng lại hoàn toàn và đứng đầu tại miền Đông nam, với bầu không khí trang nghiêm, hùng vĩ và rất quy mô. Năm 1689, khi Khang Hy đến du ngoạn miền Nam, ông đã gọi chùa Linh Ẩn là  “Chùa Vân Lâm”.

Trong thời đại mới của Trung Hoa Dân quốc, chùa Linh Ẩn đã trải qua nhiều lần trùng tu với quy mô lớn. Ngày nay, ngài Quang Tuyền đảm trách cương vị trụ trì chùa. Linh Ẩn đã được khởi sắc với nền triết học Phật giáo tuyệt vời và sự hài hòa giữa công chúng hướng đến mục đích thực tập những truyền thống tốt đẹp của Phật giáo và phấn đấu xây dựng một cõi Tịnh độ ở vùng Đông nam Trung Hoa.

Chùa Linh Ẩn có diện tích 130 mẫu, là một chuỗi các công trình kiến trúc như Thiên Vương điện, Đại hùng Bảo điện, Dược Sư điện, Trực Chỉ đường (Pháp đường), Hoa Nghiêm điện, La-hán đường với 500 tượng La-hán, Tế Công điện, Liên Đăng các, Hoa Nghiêm các, Đại Bi lâu, tòa phương trượng và nhiều công trình kiến trúc khác, tất cả được kiến tạo một cách tinh xảo và có trật tự.

Chùa có pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong Thiên Vương điện, được thiết kế theo phong cách tượng của triều đại nhà Đường, điêu khắc từ 24 cây gỗ long não lớn, cao 24,8m, là pho tượng hùng tráng và sống động rất hiếm có ở Trung Hoa. Ngoài ra, chùa Linh Ẩn còn có nhiều di vật lịch sử quý giá như các pho tượng cổ, những pháp khí, kinh điển, các ngôi tháp bằng đá, đế bia, tranh thư pháp và hội họa.

Linh Ẩn là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và phong cảnh hữu tình, được xếp vào một trong mười ngôi chùa nổi tiếng của Trung Hoa. Chùa thu hút hàng ngàn khách hành hương trong nước và quốc tế mỗi ngày.

Minh Nguyên giới thiệu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Điều xấu của một tu sĩ: Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày