Chùa Nam Sơn tổ chức Tết cổ truyền dân tộc Khmer

GNO - Sáng 15-4, chùa Nam Sơn (phường 6, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do TT.Quách Thành Sattha, UV HĐTS, Phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì đã long trọng tổ chức Tết cổ truyền dân tộc Khmer.

dsc_0020 copy.jpg


Chư tôn đức chứng minh niệm Phật khai lễ

Đến chứng minh, tham dự buổi lễ có HT.Thích Giác Cầu, Thành viên HĐCM, Phó BTS GHPGVN tỉnh; ĐĐ.Thích Nhuận Nghĩa, Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Phước Huệ, Trưởng BTS GHPGVN TP.Vũng Tàu; ĐĐ.Thích Nguyên Bình, Trưởng BTS GHPGVN TP.Bà Rịa, cùng chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN các huyện, thành phố và trụ trì các tự, viện TP.Vũng Tàu.

Đại diện các cấp chính quyền có ông Bùi Thanh Nghĩa, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh; bà Nguyễn Hồng Diệp, Phó ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Huỳnh Sơn Tuấn, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Lê Trọng Trần, Chánh Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh; ông Lê Anh Đại, Phó phòng PA88 - Công an tỉnh, cùng các đại diện các ban ngành TP.Vũng Tàu.

ba nguyen hong diep.jpg


Bà Nguyễn Hồng Diệp tặng quà chúc mừng tới TT.Quách Thành Sattha

Tại buổi lễ, TT.Quách Thành Sattha phát biểu khai mạc, cho biết, chùa Nam Sơn là một ngôi chùa Nam tông Khmer duy nhất trong tỉnh BR-VT do TT.Quách Thành Sattha khai sơn tạo dựng. Toàn tỉnh có gần 3.900 người Khmer, hơn 400 hộ dân, trong đó chư Tăng khoảng 20 vị.

Khác với người Kinh, người Khmer chuẩn bị Tết ở nhà và ở chùa. Hầu hết các nghi thức nội dung của Tết cổ truyền đều được tổ chức trong chùa. Hằng năm, cứ mỗi lần đến dịp Tết cổ truyền, Sư trụ trì luôn tổ chức đón Tết rất trang trọng với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo chư Tăng và Phật tử để giữ gìn những nét văn hóa truyền thống đặc thù của dân tộc mình, đồng thời cũng giúp cho đồng bào mình được hưởng những ngày lễ Tết theo tinh thần của Phật giáo Khmer.

Thượng tọa trụ trì còn cho biết, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer gọi là lễ mừng tuổi vì diễn ra vào đầu năm mới là lễ lớn nhất của người Khmer. Người Khmer đón mừng năm mới với hy vọng khởi đầu một năm mới nhiều thuận lợi, nhiều phước lành, ấm no và hạnh phúc.

Sau đó, ông Lê Trọng Trần đọc thư chúc Tết của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.

Thượng tọa trụ trì đã nhận được rất nhiều hoa và quà chúc mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của chư tôn giáo phẩm và quan khách tham dự lễ.

chu ton duc tang quang lam phat dien niem huong.jpg


Niệm hương cầu nguyện năm mới an lành

Được biết, Tết cổ truyền diễn ra trong ba ngày và rất nhiều chương trình có ý nghĩa giáo dục như lễ bái Tam bảo; cung đón chư Thiên năm mới; cung thỉnh chư Tăng tụng kinh chúc phúc; tụng kinh đại cầu siêu đến các vị tiền bối hữu công, các bậc ân nhân đã quá vãng; nghi thức tắm Phật, tắm cho ông bà, cha mẹ; văn nghệ múa rom-vong mừng năm mới; các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, kéo co...

Ngày Tết này có ý nghĩa tương đồng với Tết cổ truyền của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng là ngày lễ lớn nhất, vui nhất và có ý nghĩa tương tự Tết của người Kinh.

Như Chiếu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày