Chùa Quảng Đức nhận chăm sóc người cao tuổi

GNO - Người mộ đạo lớn tuổi sẽ tìm thấy một nơi an trú trong những năm cuối đời trong một cộng đồng chăm sóc cả hai nhu cầu: vật chất và tinh thần.

Bà Weng Xiuju, 79 tuổi, đã sống ở chùa Quảng Đức được 13 năm. Là một người theo Phật giáo, bà dậy lúc 3 giờ mỗi buổi sáng, tham dự lớp học buổi sáng của nhà chùa cùng với các Phật tử khác và phụ giúp nấu ăn trong nhà bếp.

Tr_ tr_ Shi h__ng d_n Ph_t t_ h_nh l_.jpg
Thầy trụ trì chùa Quảng Đức hướng dẫn Phật tử và các cụ lớn tuổi ở chùa tụng kinh, niệm Phật

Đối với bà Weng, những năm cuối đời của bà sẽ được bình an và không phải lo lắng dưới mái chùa này. Mong muốn của bà: Được chết trong ngôi chùa với sự gia trì từ Đức Phật.

Bà Weng đã chọn trải qua những ngày cuối đời mình tại ngôi chùa này không phải vì bà không có người thân chăm sóc. Bà có 2 con trai là các doanh nhân thành đạt tại địa phương, nhưng đơn giản chỉ là bà muốn giảm bớt gánh nặng cho các con trong việc chăm sóc mình.

Khi sự thiếu chu đáo trong việc chăm sóc người già trở nên nan giải hơn và dân số ngày càng già đi của quốc gia, chùa Quảng Đức có thể cung cấp sự lựa chọn mới cho những người muốn trải qua tuổi già một cách thong dong.

Ngôi chùa nằm ở quận Ninh Hải, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, cung cấp dịch vụ điều dưỡng cho các Phật tử trên 60 tuổi của mình.

Hiện chùa đang nhận chăm sóc hơn 30 người cao tuổi, quản lý nhà chùa có kế hoạch mở rộng gấp đôi kích thước hiện tại và thiết lập một khu vực chăm sóc người cao tuổi có thể đảm đương hơn 300 người trong vòng 3 năm.

Đến lúc đó, hy vọng sẽ cung cấp một sự chăm sóc hoàn chỉnh hơn, bao gồm cả điều dưỡng, sức khỏe tâm thần và thậm chí cả cơ sở từ thiện.

Nghe tr_ tr_ Shi thuy_t ph_p.jpg
Phật tử nghe pháp thoại, do thầy trụ trì trực tiếp thuyết giảng

Thầy Shi Youyuan, trụ trì ngôi chùa nói rằng trách nhiệm của nhà chùa là cung cấp một môi trường bình an cho các Phật tử đang có nhu cầu nương náu.

"Trong Phật giáo, một cận tử nghiệp thiện lành, tốt đẹp là một trong hai điều quan trọng nhất trong cuộc đời của một người. Vì vậy, chúng tôi đánh giá chất lượng của những năm cuối đời của tín hữu. Chúng tôi hy vọng, với ý tưởng này, người già có thể tìm thấy sự bình an trong những năm cuối cùng của họ", thầy nói.

Ẩn mình trong một ngôi làng bé nhỏ ở quận Ninh Hải, chùa Quảng Đức tách biệt với sự hối hả của bất kỳ thành phố hiện đại và nhộn nhịp nào.

Được bao quanh bởi một cánh rừng và một dòng sông, ngôi chùa như một ốc đảo yên bình cho mọi người đang sống nơi đây.

Chen Yongge, một chuyên gia thuộc Học viện Khoa học Xã hội Chiết Giang, nói rằng ngoài việc tạo môi trường yên bình, ngôi chùa còn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự thoải mái tinh thần cho người lớn tuổi.

"Mọi người có xu hướng bỏ qua sức khỏe tâm thần của những người lớn tuổi, chỉ nghĩ về nhu cầu vật chất của họ. Nhà điều dưỡng trong ngôi chùa này có thể cung cấp sự thoải mái tinh thần cho họ", Chen nói.

Phật tử Weng nói rằng, khi bà đến chùa 13 năm trước, bà đã bị bệnh rất nặng và các bác sĩ nói rằng bà sẽ không sống quá một năm nữa.

Với một chế độ ăn chay nghiêm ngặt, sự chăm sóc từ các tình nguyện viên, tư vấn tinh thần của sư trụ trì và một môi trường sống yên tĩnh, sức khỏe của bà đã tốt hơn nhiều.

"Tôi từng là một gánh nặng cho con trai tôi khi tôi sống trong bệnh viện. Bây giờ tôi khỏe mạnh và chúng có thể đến thăm tôi bất cứ khi nào. Tôi nghĩ rằng đó là lựa chọn tốt nhất đối với chúng tôi", bà nói.

Thầy Shi nói rằng việc thành lập một nhà dưỡng lão cho người cao tuổi nhằm phục vụ mục đích nhập thế của Phật giáo vào xã hội Trung Quốc.

"Ở các nước phương Tây, các nhà thờ Kitô giáo lớn đã thành lập nhà dưỡng lão và nhà tế bần. Điều này cũng nên thực hiện ở Trung Quốc để giảm bớt gánh nặng xã hội", thầy nói.

Theo Bộ Nội vụ, Trung Quốc chỉ có 5 triệu giường trong bệnh viện lão khoa và các viện điều dưỡng cho khoảng 200 triệu người cao tuổi, trong đó 37,5 triệu người đã mất một phần khả năng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

B_ Weng Xiuju (ph_i) v_ b_ Zhang Huifen.jpg
Bà Weng Xiuju (phải) và bà Zhang Huifen rất hoan hỷ
vì những năm cuối đời được sống trong chùa để chuyên tâm tu tập

Thầy trụ trì Shi nói nhà chùa sẽ không tính phí cho những người muốn ở lại trong nhà dưỡng lão.

"Những quỹ này được gây thông qua sự đóng góp từ các tín hữu. Những người sẵn sàng ở lại trong nhà dưỡng lão không cần phải trả một xu nào miễn là họ có thể làm theo các nguyên tắc của chúng tôi", thầy nói.

Chùa có các tình nguyện viên giúp đỡ chăm sóc người cao tuổi. Khi các tình nguyện viên này già và chọn sống trong chùa, họ sẽ được chăm sóc bởi một thế hệ các tình nguyện viên mới.

Bà Zhang Huifen, 71 tuổi đã sống trong ngôi chùa được 7 năm. Trước khi chuyển đến đây, bà là một tình nguyện viên và chăm sóc một số người lớn tuổi trước khi họ qua đời.

Mặc dù vẫn còn có khả năng chăm sóc bản thân, nhưng các tình nguyện viên vẫn giúp bà dọn dẹp phòng của mình thường xuyên, đấy có thể nói là nhân quả hiện tiền.

"Ở đây mọi người đều giúp đỡ nhau. Tôi thích bầu không khí nơi này", bà nói.

Văn Công Hưng (Theo China Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày