Chúc mừng ngày "Dipankaha Yatra" - Lễ hội bái Phật

GNO - Ngày 18-10, Nepal nghinh đón lễ hội Đế Phan Tạp Cáp 蒂潘卡哈节 (Dipankha Yatra) - đi bộ bái Phật, lễ hội này đã tồn tại rất nhiều năm. Đến 19 giờ sáng ngày hôm đó, hàng chục ngàn người đi bộ suốt ngày đêm ở Kathmandu và thủ đô Nepal, đi bộ thâu đêm là dựa theo tập tục triều bái của người dân xứ này.  

Nhân dân địa phương cho rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng hóa thân thành một con trâu có sừng dài màu xanh lam, đi bộ bái Phật là thể hiện tinh thần nhẫn nại trong Phật giáo. Ngày lễ hội này chỉ khi trăng tròn và năm loại thiên tượng đồng thời xảy ra mới chúc mừng, lần đầu xuất hiện vào năm 2005, lúc đó đã có 100.000 người tham gia hoạt động đi bộ bái Phật.

h1.jpg
Hoạt động bái Phật của dân chúng Kathmandu

Vào giữa đêm 18 ở Kathmandu, các phóng viên thấy rất nhiều dân chúng mệt mõi nghỉ ngơi, trên đường đi họ cùng kết bạn với nhau và cùng mang sao đội nguyệt, họ đi dọc theo tuyến đường ranh giới mà Ban Tôn giáo tổ chức đã ấn định, họ vội vã đi từ ngôi chùa này rồi đến ngôi chùa khác. Theo phong tục, họ phải đi bộ 66,5 km trong vòng 24 giờ, liên tục triều bái 131 ngôi chùa.

Ông Sarkar, 32 tuổi tham gia hoạt động bái Phật cùng với mẹ và vợ, ông nói với các phóng viên, ông khởi hành vào lúc15h00 ngày 18, có lẽ đến sáng sớm ngày 19 mới có thể đi xong toàn bộ cuộc hành trình. Để tham gia hoạt động đi bộ bái Phật năm nay, một ngày trước ông đã đem đứa con gái nhỏ của mình đến gửi ở nhà cha me vợ, nhờ họ trông nom hộ.

h2.jpg

Người dân Nepal tham gia đi bộ

h3.jpg
Chuẩn bị nước uống ven đường

Một ông lão suốt cả thời thơ ấu sống ở Kathmandu cho biết, ai cũng mong muốn cá nhân mình tham gia vào hoạt động đi bộ, có một số khách hành hương tuổi tương đối cao không đủ sức khỏe cũng có thể nghỉ ngơi vào ban đêm trong vài giờ. Ban tổ chức trong Phật giáo cũng có chuẩn bị máy uống nước nóng, lạnh, trái cây... ven đường và các ngôi tự viện, cung cấp cho người triều bái khi mệt mõi nghỉ ngơi. Còn có rất nhiều người tình nguyện giúp duy trì trật tự trên đường phố Kathmandu, cũng như hướng dẫn khách hành hương đi theo tuyến đường đã định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày