Chùa Nam Sơn - thành phố Tam Á, Hải Nam
Ngày 30-7 (19-6 ÂL), toàn thể chư tôn đức Tăng dưới sự hướng dẫn của Pháp sư Tân Thành - phương trượng chùa Nam Sơn kiêm Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo thành phố Tam Á, Hải Nam, cử hành Pháp hội Thánh đản Bồ tát Quan Âm theo nghi thức Phật giáo, và Pháp hội cầu phước thắp vạn ngọn minh đăng với chủ đề "Kỳ phước nạp tường, Quốc thái dân an" tại Đạo tràng Phật giáo tam thập tam Quan Âm Đường. Đồng thời cầu nguyện thế giới hòa bình, xã hội hài hòa, nhân dân an lạc. Hơn một vạn tín chúng đến từ trong và ngoài tỉnh đồng tham dự pháp hội thù thắng này.
Ngày thành đạo của Bồ tát Quan Âm lại đúng vào mùa hè, có nhiều "đoàn gia đình" rầm rộ đến tham quan và chiêm ngưỡng Bồ tát Quan Âm. Nhân đây Kim Ngọc Quan Âm Các còn triển khai hoạt động trại hè "Ngụ giáo ư Thiền, ái tâm hỗ trợ" lần thứ II cho thanh thiếu niên tập tu học, hoạt động này còn giúp 40 phần học bổng cho các học sinh nghèo hiếu học.
Đạo tràng Đài Bắc - Phật Quang Sơn
Nhân ngày lễ via Bồ tát Quan Âm, Pháp sư Nguyên Giác cử hành Pháp hội "Đại Bi Sám" nhiễu Phật, bái sám, trì tụng kinh chú, giảng thuyết hạnh tu của Bồ tát, trên 1.000 tín chúng cùng đến tham dự Pháp hội này.
Trong bài thuyết giảng, Pháp sư lấy câu "Sơ ư văn trung, nhập lưu vong sở" trong kinh Lăng Nghiêm để nhấn mạnh về pháp tu "Nhĩ căn viên thông" của Bồ tát Quan Âm. Bồ tát Quan Âm tu đại pháp "Nhĩ căn viên thông", là thấu suốt yếu nghĩa kinh pháp của văn, tư, tu rồi đem cái nghe đó tư duy trở lại, nhờ chuyển hóa trí tuệ đó mà thành tựu đạo Bồ tát (tiến mà chuyển hóa là trí tuệ). Thí dụ có hai hạt đậu màu trắng màu đen, cả hai đều có chỗ không giống nhau về màu sắc, nhưng cùng chung một loại, hạt màu trắng chẳng những tượng trưng cho thiện nghiệp, mà còn có khả năng là qua nỗ lực cải thiện nó càng trở nên tốt hơn nữa; hạt đậu màu đen tuy là tượng trưng cho ác nghiệp, nhưng một khi gia công tu trì hạnh Lục độ Ba-la-mật (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh Tấn, Thiền định và Bát nhã), nó cũng có thể chuyển hóa trở thành thiện nghiệp.
Cầu Quan Âm, bái Quan Âm không bằng chính mình thực hành hạnh Vô úy thí của Bồ tát Quan Âm, hạnh của Quán Tự Tại. Pháp Vô úy thí mà Pháp sư nêu ra chính là Bồ tát Quan Âm. Làm sao mới có khả năng Quán Tự Tại?" Là phải quên mình đi vào đời cứu khổ ban vui cho chúng sinh (nhập lưu vong sở), mà không phân biệt ngã nhân, dùng trí tuệ dũng mãnh đoạn trừ sự tham muốn, khắc chế cảm giác ngũ dục không cho quá đầy đủ... Con người nhân nơi ái dục mà bị thống khổ, do sân hận khởi lên mà không hoan hỉ. Làm sao để đối thoại với nội tâm của chính mình? Làm sao để thấy được, nghe được âm thinh của nội tâm chính mình? Pháp sư Giác Nguyên đề nghị nên tu tập pháp môn Thiền định là tốt nhất.
Các phân hội thuộc khu Bắc Đầu, khu Sĩ Lâm Phật Quang Sơn - Đài Bắc, Đài Loan
Đúng 6 giờ ngày Thánh đản, gần 100 tín chúng của các phân hội trực thuộc Phật Quang Sơn ĐL, tề tựu tại chùa An Quốc PQS, tụng kinh chú cầu nguyện. Sau đó hành lễ "Tam bộ nhất bái", kiền thành xưng niệm Thánh hiệu "Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát", dưới sự hướng dẫn của giám tự Pháp sư Đạo Tường. Sau khi kết thúc nghi lễ triều sơn bái Phật, Pháp sư Như Chí nói về sự lợi ích của công đức lễ Phật. Pháp sư nhấn mạnh về lời dạy của Đại sư Tinh Vân: Lạy Phật là xả bỏ lòng kiêu mạn, là hướng về chân, thiện, mỹ... Mỗi một lạy đều là tiếp tâm với Phật, giao lưu với Phật. Nhờ lễ bái mà tiêu trừ tập khí tham, sân, si; nhiếp phục tánh ngã mạn cống cao của chính mình. Hơn nữa, ba bước một lạy chẳng những tăng trưởng trí tuệ cho mình, mà còn giúp cho thân thể được khỏe mạnh
Học Xá Vĩnh Hòa Phật Quang Sơn - Đài Loan
Để khánh chúc ngày kỷ niệm thành đạo của Bồ tát Quan Thế Âm, Học xá Vĩnh Hòa Phật Quang Sơn đã tổ chức Pháp hội "Đại Bi Sám". Thông qua lực lượng cộng đồng tu trì của Pháp hội Đại Bi Sám này, mọi người sẽ học tập theo hạnh Đại từ, Đại bi, Đại trí tuệ và dũng khí can đảm của Bồ tát. Có hơn 170 tín chúng đem tâm kiền thành, chuyên chú tề tựu trước Đại Hùng Bảo Điện, tụng kinh lễ sám, theo kinh văn đi sâu vào quán tưởng.
Chùa Tứ Tổ - Huỳnh Mai, tỉnh Hồ Bắc
Chùa Thiên Vương - Tân Châu, tỉnh Sơn Đông
Chùa Long Hoa - Quế Bình, Quảng Tây
Thiền tự Tây Lâm - Thượng Hải
Thiền viện Bão Long - Đại Liên
Chùa Sào Phụng - huyện Đông Sơn, thành phố Thanh Trấn, tỉnh Quý Châu
Chùa Cảm Ứng - núi Lão Gia, huyện Đại Thông, tỉnh Thanh Hải
Chùa Lộc Sơn - Trường Sa, tỉnh Hồ Nam
Chùa Kỷ Sơn - huyện Sa Dương, tỉnh Hồ Bắc
Thiền tự Chân Giác - thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc
Chùa Cưu Ma La Thập - huyện Hộ, tỉnh Thiểm Tây
Chùa Năng Nhân - Liên Thủy, tỉnh Giang Tô
Chùa Quảng Hóa - Bắc Kinh
Chùa Long Tuyền - Bắc Kinh
Cư Sĩ Lâm Phật giáo - Bắc Kinh
Chùa Quan Âm - Nội Mông Cổ
Chùa Tuệ Duyên - tỉnh Kiết Lâm
Chùa Khai Nguyên - thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến