Chuyển biến ở một làng quê sau một bài báo

Giác Ngộ - Tôi là Nguyễn Thị Mát, 50 tuổi, dược sĩ, ở thôn Nguyên Xá 2 (làng Vược), xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, nhân vật được nêu trong bài viết “Làm từ thiện ở vùng đất khó”, đăng trên báo Giác Ngộ số 603 năm 2011.
wNguyenThiMat.jpg
Nhiều năm qua cô Mát đã làm một thư viện tại nhà
cho mọi người đến đọc miễn phí- Ảnh: N.T.H

Trước đây, nói về đạo Phật, tôi chỉ biết là lên chùa để cúng lễ và chúng tôi vẫn nghĩ những người lên chùa là mê tín, dị đoan, đồng bóng… Song, cách đây hơn một năm tình cờ tôi được một người bạn cho nghe thử đĩa Tình người do TT.Thích Viên Trí thuyết giảng tại Khóa tu mùa hè ở chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) cho thanh thiếu niên, tôi cảm động vô cùng. 

Tôi đã mượn và thâu nghe đi nghe lại đến hàng chục lần để thấm sâu vào tâm trí mình và từ đó tôi tìm nghe nhiều băng khác; rồi tự tìm hiểu trên mạng internet những bài thuyết giảng về Phật pháp của các giảng sư của chùa Hoằng Pháp, Học viện Phật giáo Hà Nội… Dần dần, tôi mới hiểu về triết lý đạo đức uyên sâu của Đức Phật, cũng từ đó tôi đã hiểu về mê tín và không mê tín, đồng thời tôi cũng đã phổ biến để nhiều người được nghe.

Qua kinh sách, nghe băng đĩa mà nhiều người đã dần dần nhận thức được Phật pháp, đã đi theo con đường tu dưỡng đạo đức, lối sống. Tôi tin tưởng trong thời gian không xa ở quê tôi sẽ có nhiều người dân sẽ am hiểu, thấm nhuần và làm theo những lời Phật dạy. Tôi nghĩ đó là những dấu hiệu dự báo tốt cho một xã hội, mọi gia đình yên vui hạnh phúc và phát triển vì đạo Phật đã dẫn dạy cho con người ta “từ bi và trí tuệ” bớt tham-sân-si…

Tôi xin chân thành cảm ơn báo Giác Ngộ đã đăng bài “Làm từ thiện ở vùng đất khó”, số 603 năm 2011. Qua đó, nhiều độc giả được biết và nhiều Phật tử đã giàu lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ và đã gửi tặng cho tôi và các Phật tử ngoài này nhiều kinh sách, băng đĩa, ảnh Phật giáo…, chúng tôi vô cùng hoan hỷ. Nhờ vậy, mà hiện nay tại địa phương chúng tôi, một số người dân cũng như lãnh đạo trong chính quyền có sự chuyển biến nhận thức theo chiều hướng tích cực.

Điều khiến chúng tôi xúc động nhất là bác Phật tử Như Thủy, quận 1, TP.HCM chia sẻ: “Đã là Phật tử thì không nên nói tới ơn nghĩa, vì đó là trách nhiệm của mỗi người con Phật cần phải làm để giúp đỡ người khác”. Tuy vậy, qua báo cho tôi  chân thành cảm ơn TT.Thích Nhật Từ, Sư cô Diệu Huệ (chùa Giác Ngộ, quận 10), bác Như Thủy, cháu Diệu Nhàn ở quận 1, TP.HCM đã gửi tặng rất nhiều sách, báo, đĩa, tranh, ảnh Phật giáo cho chúng tôi. 

Chúng tôi sẽ chuyển những quà tặng quý giá ấy tới tận tay những người có tâm muốn hướng về đạo Phật để tu dưỡng nhân cách bản thân, gia đình và góp phần làm cho xã hội an lạc.

Nguyễn Thị Mát

LTS: Bạn đọc có kỷ niệm nào với Giác Ngộ? Đó có thể là những thay đổi tâm thức, một tấm hình của bạn được đăng báo cách đây nhiều năm mà bạn nhớ, hoặc là bạn tình cờ “nhặt” được một tờ Giác Ngộ ở đâu đó và bén duyên với đạo? 

Hãy gửi những chia sẻ ấy cho chúng tôi, trước thềm kỷ niệm 36 năm ngày Giác Ngộ ra số đầu tiên (1-1-1976 – 1-1-2012).

Bài vở gửi về bandocgiacngo@gmail.com.

Trân trọng!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày