Cổ kinh chùa Nôm – Hưng Yên

Cổ kinh chùa Nôm – Hưng Yên

Theo truyền thuyết thì xưa kia chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Phải chăng sự linh thiêng của ngôi chùa, cũng như của đạo Phật, cộng với sự tốt tươi của ngàn thông trên mảnh đất này, mà có tên “Linh thông cổ tự”.

Tiếng ve râm ran giữa ngày hè oi ả như bản hoà tấu của thiên nhiên trong khu vườn chùa xanh đậm bóng cây cổ thụ.

Chùa Nôm, tên tự là “Linh thông cổ tự” ngự ở làng Nôm, xã Đại Đồng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên.

Chùa nằm trong một quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa.

Đó là làng nghề đúc đồng truyền thống nên trước cổng chùa từ xưa đã trở thành nơi họp chợ mua bán các nguyên liệu phục vụ làng nghề. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu ca: “Đồng nát thì về cầu Nôm. Con gái nỏ mồm về ở với cha”.

Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai còn nhớ. Hiện nay chùa còn bảo tồn được hai tấm bia lớn đặt sau hậu cung ghi lại những tư liệu vô cùng quý báu: Thời Hậu Lê, đời Chính Hoà, năm Canh Thân (1680) sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng lại chùa này.

Tiếp theo vào các năm Nhâm Thân (1692), Giáp Tuất (1694), Đinh Sửu (1697), Mậu Dần (1698), Kỷ Mão (1699) tiếp tục tu sửa lại tiền đường, Hậu cung và hành lang. Năm Chính Hoà thứ 21 (1700) chùa được sửa lại các cột trụ, tạo thêm tượng, mở rộng sân chùa. Năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) chùa xây thêm gác chuông và mở rộng hai dãy hàng lang.

Thời nhà Nguyễn, đời vua Thành Thái năm thứ 11 (1899) chùa Nôm lại được trùng tu thêm một lần nữa. 100 năm sau lần trùng tu này, qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử cũng như sự phá huỷ của thiên nhiên bão tố, Chùa bị xuống cấp nghiêm trọng.

Tháng 9/1998, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm đại đức Thích Đồng Huệ về trụ trì tại chùa. Từ đó đến nay, đại đức đã cùng Chính quyền, đoàn thể và nhân dân xây dựng lại ngôi chùa ngày càng khang trang, phù hợp với cảnh quan và quần thể di tích tại ngôi làng cổ.

Quần thể di tích làng Nôm cổ kính có những ngôi nhà cổ, có chợ Nôm, Cầu Nôm, đình Tam Giang và đặc biệt là Chùa Nôm – nơi bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ.

Đây chính là một quần thể di tích lịch sử văn hoá có các yếu tố cơ bản tạo thành một làng quê tiêu biểu của Việt Nam.

Ngày 12/2/1994, Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp bằng công nhận Di tích lịch sử văn hoá cho quần thể di tích này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1297 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bàn về tha lực

GNO - Đức Phật dạy: “Hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác”1. Ngài cũng nhấn mạnh rằng con người là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Nếu một người tạo những nghiệp xấu ác sẽ sinh về cảnh giới khổ não, ngược lại, nếu hành nghiệp lành sẽ sinh vào cõi an vui.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang trao học bổng đến nghiên cứu sinh Thích Nguyên Hạnh

Nghiên cứu sinh tiến sĩ và học viên thạc sĩ Học viện Phật giáo VN tại Huế nhận học bổng Đức Nhuận

GNO - Sáng 24-4, tại Học viện Phật giáo VN tại Huế (P.An Tây, Q.Thuận Hóa, TP.Huế); Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh đã trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến các Tăng Ni đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.
Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Việt Dũng/TNO

TP.HCM tập trung mọi nguồn lực tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

Ngày 24-4, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30-4-1975 – 30-4-2025) chủ trì phiên họp, nghe báo cáo tiến độ và tổng rà soát các công việc chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất.
Người bệnh và thân nhân tại Bệnh viện Bà Rịa trong ngày khai trương bếp ăn miễn phí

BR-VT: Tái hoạt động bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa

GNO - Sáng 24-4, bếp ăn tình thương tại Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chính thức tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng để sửa chữa và kiện toàn nhân sự. Hoạt động này nhằm cung cấp sự hỗ trợ thiết thực cho bệnh nhân và gia đình họ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Thông tin hàng ngày