Cơm chay ấm lòng người vô gia cư

GNO - Ngồi cạnh xe bánh mì bán ế của mình, ông mở hộp cơm chay vừa được Phật tử chùa Vĩnh Xương (Q.3, TP.HCM) tặng ăn ngon lành. Ông cho biết, mình tên Liêm năm nay đã 70 tuổi, mỗi ngày ông đạp xe bánh mì đi khắp các nẻo Sài Gòn để bán...

Mấy hôm nay do dịch Covid-19 nên bán ế lắm, “có mấy chục ổ, tôi phải đi một đoạn và nghỉ mệt vì người không khỏe. Từ sáng tới giờ ăn bánh mì nên đói quá. Tôi xin 2 hộp cơm bây giờ ăn một hộp, để một hộp khoảng 2g sáng ăn tiếp”, ông Liêm cho biết. Buổi tối ông về ngủ ở ngoài đường - khu đường ray xe lửa, Q.3.

2vx.JPG


Phật tử chùa Vĩnh Xương trao những suất cơm chay đến những người khó khăn trên đường 3 tháng 2 (Q.10)

Còn cô Lan năm nay 63 tuổi, sống ngoài đường 3 tháng 2 (Q.10) bày tỏ: “Những suất cơm này với tôi rất ý nghĩa vì bây giờ không làm gì được để có tiền, sống nhờ vào tấm lòng của mọi người”. 

“Tôi chở cơm đi phát tặng cho mọi người dọc đường, già có, cơ nhỡ có, thất nghiệp có… họ rất vui và trông chờ. Có người còn hỏi ngày mai có phát nữa không chú, khi nghe lệnh cách ly toàn xã hội của Thủ tướng chính phủ. Có những hôm, đang đi gặp những anh chạy xe công nghệ nói hôm nay ế quá - anh ơi cho em hộp cơm, nghe thấy thương quá chừng”, chú Minh, 57 tuổi ở P.7, Q.8 chia sẻ như vậy. Suốt hai tuần nay, tối nào chú cũng tình nguyện đưa cơm chay từ thiện của chùa Vĩnh Xương đi phát đến người vô gia cư.

Chùa Vĩnh Xương bắt đầu phát tặng cơm chay trên tuyến đường 3/2, từ ngày 15-3, mỗi ngày bắt đầu phát lúc 20g30 với 150 suất cơm chay. Ngoài ra còn tặng khẩu trang do chùa may.

NS.Thích nữ Nhựt Thành, trụ trì chùa Vĩnh Xương chia sẻ: “Từ khi xảy ra dịch bệnh thì chùa rà soát trên các đoạn đường - thấy buổi tối các đối tượng khó khăn cũng rất cần những suất cơm để ăn. Họ là những người bán ve chai, vé số, sống lang thanh trên vỉa hè. Vì vậy, chùa lên kế hoạch và phát tặng, sẽ duy trì việc này mỗi buổi tối của mùa dịch”.

Ni sư trụ trì cho biết, chùa cũng may khẩu trang và gửi tặng 4.000 khẩu trang về huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, cũng như bà con quanh chùa.

Chị Hà, 43 tuổi, ở ngay cầu Lê Văn Sĩ (Q.3) làm ở một công ty dược phẩm, mỗi khi xong việc là qua chùa phụ làm khẩu trang và nấu cơm chay tặng đến người khó khăn. Chị Hà cho biết rất vui khi góp sức hỗ trợ mọi người trong mùa dịch.

“Mùa dịch tôi cũng nỗ lực thực tập để có bình an, khi mình an thì mới giúp được mình và mọi người xung quanh vững chãi được”, chị Hà bày tỏ.

Nhã An

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn - Tranh Phật giáo Trung Quốc

Tám ngọn gió đời

GNO - Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đợi nắng

GNO - Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.
Anh Nguyễn Hồng Lợi bên vợ và con

“Kình ngư không chân” và câu chuyện truyền cảm hứng

GNO - Khuyết tật bẩm sinh, bị bỏ rơi ngay từ ngày mới sinh, được dì và dượng ẵm về nuôi nhưng Nguyễn Hồng Lợi chưa bao giờ oán trách cha mẹ, mà ngược lại, anh xem đó là nguồn động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn.

Thông tin hàng ngày