Cơm hộp chay miễn phí

GN - Nồi cơm chay từ thiện không tên do TT.Thích Từ Nghiêm, Phó Trưởng BTS GHPGVN TP.Đà Nẵng tổ chức mỗi năm đã có trên ba chục ngàn suất ăn chay miễn phí.

 Từ những ngày đầu phát tâm, chỉ hơn một trăm hộp cơm chay đến với bệnh nhân, sau 7 năm thực hiện hộp cơm chay miễn phí được nâng lên hàng trăm suất. Những hộp cơm chay được hỗ trợ cho bệnh nhân và người nhà tại các bệnh viện thuộc TP.Đà Nẵng: Khu vực Đa khoa Đà Nẵng, Giao Thông Vận Tải khu vực 5 …

XH (1).jpg
Các thành viên chuẩn bị cơm hộp cho bệnh nhân

Chúng tôi đến địa chỉ số nhà 226, đường Núi Thành, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng vừa tờ mờ sáng thì các cô Liên, chị Ánh, chị Vân đã có mặt từ rất sớm để chuẩn bị nấu cơm. Hôm nay là ngày thứ Bảy, như thường lệ nhóm thiện nguyện sẽ chuẩn bị 600 phần cơm chay cho bệnh nhân. Công việc thiện nguyện này tưởng đơn giản nhưng hết sức vất vả.

Nói về hạnh nguyện phát tâm thực hiện nồi cơm chay miễn phí trong bảy năm qua, TT.Thích Từ Nghiêm cho biết: “Tôi cũng chỉ là người chuyển tải thông điệp yêu thương của các Phật tử đến với bệnh nhân nghèo. Mỗi hộp cơm ngoài tấm lòng Phật tử, chúng tôi còn gởi đến lời cầu nguyện mong họ mau chóng bình phục”.

Trong các năm từ 2007 đến 2012, mỗi năm nhóm thiện nguyện đã tổ chức được trên 35 ngàn suất ăn trong 52 tuần. Chị Nguyễn Thị Tuyết Ánh cho biết: “Gia đình tôi gồm ba, mẹ và các chị luôn ủng hộ công việc của tôi. Mọi người chung tay không thiếu một ngày. Từ đó làm nguồn động lực, sức mạnh giúp tôi vượt qua mọi khó nhọc trong suốt bảy năm qua”.

Nhưng cảm động nhất là chúng tôi chứng kiến bệnh nhân trật tự đến nhận cơm chay tại Bệnh viện Đà Nẵng. Sau những buổi tặng cơm chay như thế, nụ cười trên gương mặt ai cũng rạng rỡ, hoan hỷ hẳn lên. Bởi lẽ, họ đã thực hiện một công việc đơn giản nhưng hết sức ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày