Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn

GNO - Ngày 22-5, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22-5), tại UBND xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Hội - VACNE), đã trao Bằng chứng nhận Cây di sản Việt Nam cho các địa phương trong tỉnh có cây cổ thụ được công nhận đợt này, trong đó có cây đa sộp trong khuôn viện tịnh xá Ngọc Vạn, xã Vạn Phước, huyện Vạn Ninh.

IMG_6169.JPG


Đại đức Thích Giác Hạnh, trụ trì tịnh xá nhận bằng chứng nhận cây di sản

Trong số 5 cây cổ thụ được Hội VACNE tổ chức công nhận và trao bằng đợt này, trong đó cây đa sộp (lá nhỏ), trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Vạn là một cây rất đặc biệt.

Theo đó, cây có tuổi đời khoảng 250 năm, đường kính gần 2 mét (thân cây chính), nhưng có tới 11 thân với tổng chu vi gần 60 mét, cao 25 mét, tán lá dày đặc phủ rộng gần 1.000 m2.

Dưới gốc cây là những tảng đá rất lớn, thân cây có nhiều hình thù khác nhau, tạo nên cảnh quan sinh động và môi trường mát mẻ, tâm linh.

IMG_4877_1.jpg


2 trong số 11 thân cây đa sộp trong tịnh xá

Theo GS.TSKH.Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội VACNE, tính đến thời điểm này, tại Khánh Hòa, Hội VACNE đã cấp bằng công nhận cho 19 cây di sản, trong đó có 15 cây trên đất liền và 4 cây ở Trường Sa (gồm 1 cây bàng vuông, 1 cây phong ba và 2 cây mù u).

“Cây di sản là cây của cộng đồng dân cư, là niềm tự hào của người dân địa phương. Qua đó, mọi người cùng chung tay góp sức, góp công góp của chăm sóc bảo tồn cây di sản, bảo vệ cây di sản là bảo vệ môi trường trong sạch, gắn liền vừa tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, vừa nâng cao giá trị của các di tích lịch sử văn hóa địa phương”, GS.Đăng nói.

Công Thi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.

Thông tin hàng ngày