Cúng linh và thí thực trước có trái với khoa nghi?

Ảnh minh họa của Phùng Anh Quốc
Ảnh minh họa của Phùng Anh Quốc
0:00 / 0:00
0:00

Hỏi: Ngày trước, trong pháp sự cầu siêu thường thì trình tự của buổi lễ như sau: Lễ cầu siêu, cúng ngọ, cúng dường trai tăng (nếu có), sau đó mới tiến linh, Phật tử thọ trai. Lễ cúng thí thực sẽ được tổ chức vào buổi chiều. Thế nhưng hiện nay tôi thấy nhiều nơi làm lễ theo trình tự như sau: Lễ cầu siêu, cúng ngọ, tiến linh, cúng thí thực, cúng dường trai Tăng, Phật tử thọ trai cùng lúc với chư Tăng/Ni. Như vậy có trái với khoa nghi?

(TÂM LỄ, pt.ta...@gmail.com)

Bạn Tâm Lễ thân mến!

Khoa nghi do chư Tổ lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu Phật sự, không ngoài mục đích nguyện cầu tứ chúng an hòa, âm siêu dương thái. Theo khoa nghi xưa, trình tự của buổi lễ cầu siêu chiếm gần trọn cả ngày, điều này phù hợp với bối cảnh xã hội thời ấy.

Ngày nay, cuộc sống tất bật hơn, con người ít có thời gian nên lễ nghi cũng có phương tiện điều chỉnh cho phù hợp. Với cách sắp xếp bố cục của lễ cầu siêu hiện nay như bạn đề cập, về lễ tiết thì không thay đổi, có điều chỉnh về trình tự trước sau, ưu điểm là rút ngắn được phân nửa thời gian.

Việc cúng linh trước, cúng trai Tăng sau, trong tinh thần phương tiện vẫn chấp nhận được. Còn việc cúng thí thực lúc gần trưa (không nhằm xế chiều như lệ thường) chư vị quỷ thần có lợi ích không? Kinh Chuyện ngạ quỷ ngoài bức tường (Ngạ quỷ sự, Tiểu bộ kinh) có đề cập đến chuyện các ngạ quỷ vẫn thọ dụng được thực phẩm và hoan hỷ lợi lạc cùng lúc Đức Phật và chư Tăng đang thọ trai (trước 12 giờ).

Như vậy, nếu chư Tăng/Ni và Phật tử không có thời gian thì có thể phương tiện tùy duyên, linh động điều chỉnh trình tự buổi lễ sao cho tứ chúng an hòa, âm siêu dương thái.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày