"Cuộc đấu gần 60 tỉ" giành khối ngọc lớn nhất ở Việt Nam

Cuộc đấu giá khối ngọc bích khổng lồ diễn ra rất sôi động và căng thẳng. Tuy nhiên, với số tiền 1,5 triệu euro (gần 30 tỉ VND), tham vọng sở hữu khối ngọc của ông Cường bị loại chỉ sau vài phút.

Chợ đá quý, kim cương lớn nhất thế giới nằm ngay giữa Rangoon, là thành phố sầm uất nhất của đất nước nghèo đói Myanmar. Mặc bao thăng trầm lịch sử, chợ “quý tộc” vẫn tồn tại một cách kỳ lạ, và nó như một thế giới hoàn toàn khác với nhịp sống trầm lặng, chậm chạp của đất nước này.

Một góc chợ đá quý ở Myanmar.
Một góc chợ đá quý ở Myanmar. 

Thông thường, ở Rangoon, mọi sinh hoạt, mua bán chỉ diễn ra từ 9h sáng đến 15h là dừng. Tại các chợ trung tâm, sầm uất thì cũng chỉ hoạt động đến chập tối. Nhưng riêng chợ đá quý thì hoạt động tấp nập từ sáng sớm đến quá nửa đêm. Tại chợ này, đèn điện luôn sáng lộng lẫy, hòa với sắc màu của ngọc, kim cương, khiến người bước vào có cảm giác như đang ở thiên đường.

Nghệ nhân Đào Trọng Cường kể: “Người ta bày đá quý, kim cương trong tủ kính, treo lủng lẳng trên giá, thậm chí bày đầy ra vỉa hè như bán giày dép ở Việt Nam. Khách có thể thoải mái lựa chọn, mượn chuỗi ngọc chụp hình, rồi đi dạo một vòng mới trả lại cũng chẳng sao, không ai sợ mất cắp. Có những viên đá quý trị giá hàng chục ngàn euro, thậm chí cả trăm ngàn euro cũng được bày bán giữa bàn dân thiên hạ, để mọi người tha hồ ngắm nghía, sờ nắn”.

Khối đá quý khổng lồ nổi trội giữa một "đàn lợn đá".
Khối đá quý khổng lồ nổi trội giữa một "đàn lợn đá". 

Theo những người buôn bán ở chợ, từ ngày thành lập chợ, năm 1920 đến nay, chưa có tình trạng mất trộm hay cướp bóc đá quý. Luật pháp của Myanmar rất cứng rắn, nhưng quan trọng là truyền thống văn hóa của người Myanmar rất đặc biệt. Họ quan niệm như lời Phật dạy: “Cái gì của mình thì mình mới được nhận, còn lấy của người khác thì chẳng bao giờ giữ được”.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cắt băng mở niêm phong khối ngọc bích khổng lồ.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cắt băng mở niêm phong khối ngọc bích khổng lồ. 

Ngọc của Myanmar không được mua bán công khai trên thế giới, nên giá cả cực rẻ, chưa bằng một nửa giá trên thị trường thế giới. Các đại gia muốn mua ngọc quý ở Myanmar phải vận chuyển theo con đường “tiểu ngạch”, hoặc qua một nước thứ ba. Chủ yếu là doanh nhân hai nước là Thái Lan và Trung Quốc thu mua, sau đó bán lại cho nước khác. Tuy nhiên, hầu hết giới buôn bán đá quý các nước đều tìm được “kẽ hở” để lách những quy định cấm vận. Kim cương, ngọc quý từ đất nước này vẫn có mặt ở khắp nơi trên thế giới bất kể có cấm vận hay không.

“Hầu hết các chuyên gia đá quý sang hội chợ đấu giá đá quý ở Myanmar đều ngỡ ngàng vì có tới hàng ngàn khối đá khổng lồ, tuyệt đẹp vứt như lợn con, bê con ở những khoảng sân rộng như sân bóng đá. Đứng từ xa, trông nó như một công trường chất đá tảng, chứ không phải là đá quý” – Ông Đào Trọng Cường kể vậy.

Ông Đào Trọng Cường phải bắc thang mới nhìn thấy đỉnh khối đá.
Ông Đào Trọng Cường phải bắc thang mới nhìn thấy đỉnh khối đá. 

Trong lần tham dự hội chợ đấu giá vào tháng 2 năm 2006, khi nhìn thấy một khối đá to như con voi nằm giữa một “đàn lợn ngàn con”, ông Cường băn khoăn tự hỏi: “Không hiểu họ cẩu cục đá đại tướng này vào đây làm gì?”. Tò mò lại gần, với kinh nghiệm mấy chục năm của một chuyên gia đá quý, một nghệ nhân chế tác đá quý, ông Cường nhận ra đây là một khối ngọc bích khổng lồ.

Cả đời vùi đầu vào đá quý, tham khảo các tài liệu về đá quý trên thế giới, song chưa bao giờ ông nghe thấy, chứ đừng nói là tận mắt, thậm chí sờ vào một khối đá quý lớn đến như thế. Nghệ nhân Đào Trọng Cường dù cao tới 1,8m, song ông vừa nhảy lên vừa với tay mà vẫn không tới đỉnh khối đại ngọc bích này. Ông phải bắc thang để trèo nên đỉnh khối ngọc ngắm nghía cho mãn nhãn.

Bức tranh Tùng hạc trường xuân do nghệ nhân Đào Trọng Cường khảm bằng đá quý.
Bức tranh Tùng hạc trường xuân do nghệ nhân Đào Trọng Cường khảm bằng đá quý. 

Suốt 10 ngày trời ở Myanmar, ông Cường không rời được khối đá này. Đôi mắt ông soi từng u mấu trên khối đá, từng khe vách để phát hiện vết rạn. Ông dùng đủ các phương tiện máy móc có thể để kiểm định chất lượng và cả sự cảm nhận bằng trái tim để đánh giá chất lượng khối đá khổng lồ, hiếm có trên trái đất này.

Viên đá này đã gây sự chú ý cho tất cả những đại gia về đá quý trên thế giới có mặt ở Myanmar. Trong số đó, có một tỷ phú ở châu Âu, mà ông Cường quen biết. Nếu so về nguồn lực tài chính, mức độ chơi ngông, thì ông Cường chỉ dám nhận mình thuộc hạng tép riu so với tôm hùm.

Thi nhau chụp hình kỷ niệm với khối ngọc lớn nhất thế giới tại xưởng chế tác.
Thi nhau chụp hình kỷ niệm với khối ngọc lớn nhất thế giới tại xưởng chế tác. 

Theo lời ông Cường, một lần, được tỷ phú kia mời gặp gỡ tại văn phòng làm việc. Sau khi nghe ông Cường kể về một vài viên ngọc, thuộc hàng bảo vật quốc gia ở Việt Nam, trị giá đến cả triệu USD, tỷ phú nọ kéo một ngăn tủ ra cho ông Cường xem. Ông Cường đếm thấy 6 viên ruby tuyệt đẹp, mỗi viên trị giá cả triệu USD trong ngăn tủ ấy. Trong khi, ông ta có tới vài chục ngăn tủ như thế, ngăn nào cũng chứa 6 viên ruby, mà viên nào cũng tính bằng triệu đô.

Đá quý được bày bán tại chợ đá quý Rangoon như giày dép ở Việt Nam.
Đá quý được bày bán tại chợ đá quý Rangoon như giày dép ở Việt Nam. 

Khối ngọc bích khổng lồ này được dán mã số và giá khởi điểm ở góc trên của khối đá. Giá sàn mà ông chủ của nó đưa ra là 9 trăm ngàn euro. Với cái giá đó, những đại gia buôn ngọc của thế giới coi như muỗi, nhưng nó đã khiến nghệ nhân Đào Trọng Cường toát mồ hôi hột.

Sau 10 ngày xem xét, tính toán, thì ông Cường phải về nước vì có việc gấp. Với những viên đá quý hiếm, có giá trị cao, chủ nhân cho phép giới buôn bán được thoải mái chiêm ngưỡng, định giá trong một thời gian khá dài rồi mới tổ chức đấu giá.

Anh Nam, bí thư thứ hai của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, là người được ông Cường ủy quyền tham gia đấu giá khối ngọc bích.
Anh Nam, bí thư thứ hai của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, là người được ông Cường ủy quyền tham gia đấu giá khối ngọc bích. 

Không thể ở lại tham gia đấu giá, song toàn bộ việc đấu giá được ông Cường ủy quyền cho anh Nam, Bí thứ hai của Đại sứ quán Vệt Nam tại Myanmar.

Thời điểm đó, số tiền gần triệu euro là rất lớn, vượt quá khả năng của ông Cường. Do đó, ông đề nghị anh Nam cứ tham gia đấu giá, song chỉ đặt lệnh 1.500.000 euro mà thôi, nếu cuộc đấu giá vượt quá số tiền này thì đành phải rút lui.

Cuộc đấu giá khối ngọc bích khổng lồ này đã diễn ra rất sôi động, căng thẳng. Có đến 95% số người tham gia đấu giá là thương nhân Trung Quốc, 3% của Thái Lan, số còn lại từ các nước khác. Duy nhất có anh Nam, người do ông Cường ủy quyền tham gia đấu giá là người Việt Nam. Tuy nhiên, với số tiền 1,5 triệu euro, anh Nam bị loại chỉ sau vài phút. Khối ngọc vĩ đại này đã về tay một đại gia người Trung Quốc  với giá 2,8 triệu euro (gần 60 tỉ đồng Việt Nam).
                                                                                                                     Còn tiếp…  

>> Chuyện khối ngọc bích đồ sộ nhất thế giới đang "ngự" ở VN

>> "Viên ngọc" nặng... 35 tấn và 12 ngày đêm mất ăn mất ngủ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày