Cuối tuần, khám phá vẻ đẹp "thiền" tại Trúc Lâm Viên

Cách Đà Lạt 15km về phía Nam, Khu du lịch Trúc Lâm Viên là viên ngọc sáng, điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bởi phong cảnh nên thơ, kiến trúc độc đáo.

Được khởi công xây dựng từ năm 2006, Trúc Lâm Viên đã chuyển mình từ một vùng đồi hoang sơ thành một cảnh quan tuyệt mỹ với nhiều hạng mục công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không kém phần độc đáo.

Trúc Lâm Viên khoác lên mình tấm áo lộng lẫy của thiên nhiên được chăm chút kỹ lưỡng qua bàn tay nghệ thuật đầy sáng tạo của các nghệ nhân và cũng là gia chủ của gia trang hiền hòa và mến khách.

Từ núi Voi hùng vĩ, những mạch nước ngầm âm thầm hội tụ thành dòng suối Thanh Lương đổ xuống thác Bảy tầng như một nhạc khúc nghìn năm bất tận làm nao lòng thi nhân mặc khách khi đến vãng cảnh chốn này.

dalat.bmp

“Trên dòng nước mát thác Thanh Lương.
Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ,
Bóng bọt tung bay trên phiến đá. 
Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”.  

dalat 1.bmp

Hồ Định An in bóng Thất Tuệ Hiền

Đan xen với những công trình xây dựng mỹ thuật là biết bao tiểu cảnh, cây kiểng, bonsai, hòn non bộ, thác nước nhân tạo hay Thạch Hoa viên với vô vàn những kỳ hoa dị thảo giữa sa thạch hàng ngàn năm tuổi, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thủy mặc sống động.

Hòa mình giữa thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, non xanh nước biếc, thả hồn theo rừng thông đỏ vi vu hòa lẫn tiếng suối reo bên sườn núi Voi hùng vĩ ...

dalat 3.bmp

Du khách có thể thưởng thức nét văn hóa độc nhất vô nhị trên cao nguyên Trúc Lâm Viên như thưởng thức trà đạo tại vườn đá cảnh Nhật Bản với những khối đá, những bộ bàn ghế được chế tác công phu nhập nguyên bộ từ đất nước Hoa Anh Đào hay đắm mình trước những tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật, độc đáo với kỹ thuật thêu nổi bằng chỉ tơ  tằm trên nền tơ lụa, cảm nhận nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hóa Việt và kỹ xảo thêu hoa của các nghệ nhân Trần Lê Gia Trang...

Cảm nhận khung cảnh yên tĩnh thanh bình của thiên nhiên tươi đẹp và hòa mình vào hơi thở trong lành của vùng cao nguyên lãng mạn, du khách sẽ cảm thấy lòng mình lắng đọng sau những lo toan mệt mỏi của cuộc sống chốn thành thị.

Nhẹ bước vào cõi thiền mênh mang cùng Thất Tuệ Hiền tại trung tâm Trúc Lâm Viên.

dalat 4.bmp

Thất Tuệ Hiền tĩnh lặng tại một góc hồ Định An

dalat 6.bmp

Một góc trà đạo với vườn đá cảnh Nhật Bản độc đáo 

Từ trên đỉnh cao đồi vọng cảnh của khu du lịch, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một khu đồi bạt ngàn cây xanh, như thể đang đứng trước một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, lắng lòng thiền định với một bức tranh sơn thủy đầy màu sắc và một không gian yên tĩnh để cảm nhận được tấm lòng của người nghệ nhân đã sáng tạo ra tuyệt tác này.

dalat 7.bmp

Những chú cá Koi vẽ nên mảng màu sinh động trên mặt hồ Định An

Với cảnh quan tuyệt đẹp và khí hậu trong lành được thiên nhiên ưu đãi, cùng với sự đi lên của một thành phố Đà Lạt thơ mộng, Khu du lịch sinh thái văn hóa - nghệ thuật Trần Lê Gia Trang sẽ là một địa chỉ quen thuộc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách bốn phương mỗi khi có dịp dừng chân trên phố núi đầy sương để thưởng ngoạn chốn này...

Các bạn có thể theo lộ trình gợi ý sau để đến Trúc Lâm Viên:

  • Đối với xe ô tô:

Hướng TP.HCM - Đà Lạt: đến vòng xoay Liên Khương đi vào đường cao tốc thêm 10km, rẽ vào đường có bảng Trúc Lâm Viên bên tay trái

Hướng Đà Lạt - TP.HCM: đi qua đèo Prenn đến trạm thu phí, đi thêm 4km (đường cao tốc) sau đó rẽ phải vào khu du lịch 

  • Đối với xe gắn máy:

Đi theo Quốc lộ 20 đến Trường Tiểu học K’Long A, có bảng chỉ đường vào khu du lịch (đường cấp phối khoảng 1km)

Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể liên lạc trục tiếp khu du lịch hoặc vào trang web của Trúc Lâm Viên tham khảo:

Khu du lịch Trần Lê Gia Trang (Trúc Lâm Viên)
Địa chỉ: Thôn K’long, Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng (trên đường cao tốc Sân bay Liên Khương - Đà Lạt) 
ĐT: (063) 3.504779, (063) 3.504027 
Fax: (063) 3.684334 
Homepage: http://tranlegiatrang.com/

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày