Đà Nẵng: Lễ động thổ trùng tu tổ đình Sắc tứ Vu Lan

Chính thức đặt đá khởi công đại trùng tu tổ đình Sắc tứ Vu Lan (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng)
Chính thức đặt đá khởi công đại trùng tu tổ đình Sắc tứ Vu Lan (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 27-11, nhân húy nhật lần thứ 100 Hòa thượng khai sơn Thích Hưng Long (1924-2024) và 50 năm cố Hòa thượng Thích Tôn Bảo viên tịch (1974-2024), tổ đình Sắc tứ Vu Lan (P.Hòa Thuận Đông, Q.Hải Châu, Đà Nẵng) đã trang nghiêm tổ chức Lễ động thổ, đặt đá trùng tu.
Chư tôn giáo phẩm chứng minh
Chư tôn giáo phẩm chứng minh

Quang lâm chứng minh, tham dự có sự hiện diện của chư tôn Trưởng lão Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh: Hòa thượng Thích Như Tín (Trưởng ban Điều hành Thiền phái Chúc Thánh VN), Hòa thượng Thích Thiện Thành; chư tôn Trưởng lão Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và TP.Đà Nẵng; Hòa thượng Thích Từ Nghiêm, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng; chư tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành; Thường trực Ban Trị sự Phật giáo TP.Đà Nẵng; chư Tăng Ni trụ trì các tự viện; đại diện lãnh đạo chính quyền, ban ngành TP.Đà Nẵng, Q.Hải Châu và Phật tử gần xa.

Đại đức Thích Hạnh Viên phát biểu khai mạc
Đại đức Thích Hạnh Viên phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Đại đức Thích Hạnh Viên, trụ trì tổ đình Sắc tứ Vu Lan cho biết, trải qua thời gian, chốn già lam ngày càng xuống cấp, nên việc trùng tu tổ đình là cần thiết để an định, phát triển đạo tràng, tiếp Tăng độ chúng theo tâm nguyện của cuối cùng của Hòa thượng bổn sư, đồng thời cũng để báo đáp công ơn sâu dày của lịch đại Tổ sư bổn tự.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín phát biểu
Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín phát biểu

Tham dự buổi lễ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Tín phát biểu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền thừa Chánh pháp, trưởng dưỡng đạo tâm và trang nghiêm tự thân là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người đệ tử Phật. Trưởng lão Hòa thượng cũng khẳng định, nhân duyên hội tụ, tổ đình Sắc tứ Vu Lan tổ chức lễ đặt đá khởi công đại trùng tu là bước tiến quan trọng, góp phần kế thừa và phát triển Phật giáo tại TP.Đà Nẵng, nhằm hoằng dương Chánh pháp và mang lại lợi lạc cho chúng sinh.

Hòa thượng Thích Từ Nghiêm ban đạo từ
Hòa thượng Thích Từ Nghiêm ban đạo từ

Ban đạo từ, Hòa thượng Thích Từ Nghiêm đã tán thán công đức của Hòa thượng viện chủ, Đại đức trụ trì và Tăng chúng bổn tự đã phát tâm đại trùng tu tổ đình Sắc tứ Vu Lan. Hòa thượng mong rằng chư tôn đức đồng hương, Phật tử ở trong và ngoài nước cùng hướng vọng chốn Tổ phát tâm cúng dường, trợ duyên để công trình xây dựng ngôi phạm vũ được thành tựu viên mãn.

Đông đảo Tăng Ni, đại biểu, Phật tử tham dự lễ

Đông đảo Tăng Ni, đại biểu, Phật tử tham dự lễ

Sau đó, chư tôn đức trang nghiêm niêm hương bạch Phật, thực hiện nghi thức sái tịnh, chính thức động thổ, đặt đá khởi công trùng tu tổ đình Sắc tứ Vu Lan.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Về Phật học viện Huệ Nghiêm và đạo hạnh của Trưởng lão Hoà thượng Thích Bửu Huệ

[Video] Về Phật học viện Huệ Nghiêm và đạo hạnh của Trưởng lão Hoà thượng Thích Bửu Huệ

GNO - Ngày 27-11, tại chùa Huệ Nghiêm (Q.Bình Tân, TP.HCM) đã trang nghiêm tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Phật học viện Huệ Nghiêm (1964-2024) và giỗ kỵ báo tiến lần thứ 30 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991), một trong những vị gắn bó với trung tâm đào tạo Tăng tài lớn ở miền Nam.
Đảo Hoàng Sa trên báo chí Phật giáo Việt Nam xưa

Đảo Hoàng Sa trên báo chí Phật giáo Việt Nam xưa

LTS. Cách nay gần 90 năm, báo Đuốc Tuệ(1) - cơ quan hoằng pháp của Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã đăng tin về quần đảo Hoàng Sa. Do tính chưa đồng bộ của phương ngữ thời đó, nên trong báo viết là Hoàng Sa, có khi viết là paraccis, lúc gọi là Tây Sa, để quí vị độc giả tiện theo dõi, chúng tôi thống nhất một tên là Hoàng Sa.
Ảnh minh họa của Phùng Anh Quốc/Báo Giác Ngộ

Họ Thích những vấn đề lịch sử

GNO - Việc sử dụng chữ Thích làm tộc danh cho người xuất gia, lâu nay nhiều người cho rằng do Thích Đạo An (312-385, Tây Tấn Trung Quốc) thiết định ra, và như vậy danh xưng đó là một sản phẩm của Phật giáo Trung Quốc, còn Việt Nam ta thì “bắt chước” theo. Phải chăng đây là một sự thật lịch sử?

Thông tin hàng ngày