Đặc sắc lễ hạ nêu tại cố đô Huế

GNO - Sáng nay, 11-2 (mồng 7 Tết Kỷ Hợi), lễ hạ nêu tại Triệu Miếu, Thế Miếu và điện Long An đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TT-Huế) tổ chức.

HaNeu (8).jpg


Nghi lễ hạ nêu có từ thời triều Nguyễn

Sau thời gian 14 ngày kể từ lúc dựng cây nêu trong Hoàng cung Huế, lễ hạ nêu đã được tiến hành trang trọng theo phong tục xưa. Lễ hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (Đại nhạc, Tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu. Cây nêu ở sân Triệu Tổ Miếu, sân trước Thế Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở điện Long An.

Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn tân niên và tặng chữ chúc xuân. Kim ấn được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh và Bình yên. Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân. Ngay sau đó là lễ khai ấn cung chúc tân xuân.

Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, thành công, đất nước được thái bình thịnh trị.

HaNeu (1).jpg
HaNeu (4).jpg


Hạ nêu và tặng chữ chúc xuân

Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ mang ý nghĩa may mắn như Phúc, Lộc Thọ, Tâm, Tài, Đạt,… và tặng cho du khách với ý nghĩa nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm năm mới Kỷ Hợi - 2019. Đây cũng là dịp để du khách gần xa chiêm ngưỡng nét đặc trưng của cố đô Huế mà chỉ những dịp Tết mới có.

Xuân Trường

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

GNO - Trong kinh Tạp A-hàm, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khái quát việc ‘kiếm ăn đúng pháp’ của hàng Thích tử là: Không cúi mặt xuống, không ngửa mặt lên, không xoay mặt bốn phương, không xoay mặt bốn góc. Đặc biệt, trong đó có lời dạy: Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào làm thuốc trị các thứ bệnh, kiếm ăn một cách tà mạng...

Thông tin hàng ngày