Đặc sắc lễ hội nến ở UBON

Thái Lan, hằng năm vào đầu tháng 7, khi cả nước bước vào mùa Khao Pansa, tức thời kỳ ẩn dật 3 tháng hằng năm của các nhà sư thì Ubon rực sáng với lễ hội nến. Năm nay, chúng tôi đến Ubon, Thái Lan, khi nơi này tất bật bước vào mùa lễ hội với tên gọi Ubon Ratchathani Canlde Festivale 2009.

Công viên trung tâm thành phố Thung Si Mueang - nơi diễn ra các hoạt động chính của lễ hội - có đặt bức tượng làm bằng sáp khổng lồ nổi tiếng, được xem như một biểu tượng của thành phố. Cạnh đó là bức tượng Chậm Khâm Phong - người xây dựng Ubon, làm thị trưởng từ 1778 - 1794.

Người địa phương nói lễ hội này đã có lịch sử hàng trăm năm nhưng chưa một ai có thể nói chính xác năm ra đời của lễ hội. Ngày trước nó được tổ chức theo tính chất địa phương nhưng nay được Tổng cục du lịch Thái Lan nâng cấp thành một lễ hội quốc tế với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng hơn.

Từ chiều ngày 7, các quận huyện của tỉnh Ubon Ratchathani bắt đầu mang các tác phẩm của mình đến với lễ hội, các tuyến đường trong thành phố bỗng trở nên chật chội và đông đúc. Các quận huyện đều muốn tranh đua nhau bằng việc trình làng những tác phẩm hoành tráng nhất do những nghệ nhân giỏi nghề nhất thực hiện.

Mỗi tác phẩm tham dự lễ hội thường nặng từ vài đến hàng chục tấn, với khoảng 20 nghệ nhân phải làm ròng rã 2-3 tháng mới hoàn thành. Cũng có nhiều bức tượng sáp do các chùa tự tay làm nhưng chúng nhỏ và đơn giản hơn nhiều.

Trong thời gian diễn ra lễ hội nến, ngoài các tác phẩm của những nghệ nhân lành nghề, ban tổ chức cũng khuyến khích giới trẻ tự tay tạo nên những tác phẩm của mình. Các bạn được hướng dẫn các công đoạn từ cắt sáp ráp thành khối cho tới việc điêu khắc tạo hình cho tác phẩm.

Chủ đề chính của các tác phẩm phần lớn đều xoay quanh quốc giáo của Thái Lan: đó là đạo Phật, như hoạt cảnh đức Phật đang giảng đạo cho môn đồ, cảnh các nhà sư thuyết pháp, các truyền thuyết thần thoại của Thái Lan… Điều dễ dàng nhận thấy ở các tác phẩm là tất cả đều có điểm chung: một cây nến to ngay chính giữa tác phẩm. Nó xuất phát từ trong các truyền thuyết của Thái Lan, theo đó mỗi vùng đất đều có một cột chống trời để giữ cho trời đất không bị nhập thành một. Do đó, ở hầu hết tỉnh thành của Thái Lan ngày nay đều có một cây cột chống trời. Và những cây nến khổng lồ này chính là biểu tượng của cây cột chống trời.

Tối đến, buổi lễ khai mạc diễn ra trong không khí của một lễ hội thật sự. Hàng nghìn khách tham quan đến từ khắp nơi trên thế giới lũ lượt đỗ về Ubon chứng kiến lễ hội có một không hai này.

Mỗi một đơn vị mang tác phẩm nến về với lễ hội cũng mang kèm theo những điệu múa truyền thống của quê hương của mình. Những cánh tay xòe hình các quạt, những bước chân rộn ràng theo từng điệu nhạc vang lên, những nụ cười thân thiện chào đón du khách… mang lại cảm giác bình yên, thư thả  xen lẫn chút rộn ràng của một lễ hội với các lữ khách phương xa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người thân mất lúc nửa đêm giỗ vào ngày nào?

GNO - Ông cụ nhà tôi mất lúc 23 giờ 50 ngày 20-12-Quý Mão. Vì ông mất lúc 23 giờ 50 là giờ Tý, mà giờ Tý nối liền giữa hai ngày (từ 23 giờ ngày 20-12 đến 1 giờ ngày 21-12) nên một số người thân cho rằng ông mất vào ngày 21-12-Quý Mão. Cách tính ngày mất như vậy có chính xác không? 

Thông tin hàng ngày