Đại học Hồng Kông vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh

GN - Đại học Hồng Kông (University of Hong Kong) luôn công nhận và vinh danh những cá nhân kiệt xuất trên thế giới bởi những hoạt động và đóng góp của họ cho nhân loại về nhiều khía cạnh khác nhau.

1 vinh danh 1.jpg
Giáo sư Phó Hiệu trưởng Lap-Chee Tsui, cùng Giáo sư Lee Chak-fan
và các vị trong Ban giám hiệu đã đích thân bay sang Paris để trao giải thưởng và bằng danh dự

Tại Đại hội lần thứ 190 vào năm 2014, Trường Đại học Hồng Kông đã trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự đến năm cá nhân nổi bật thuộc các lĩnh vực khác nhau bởi những hoạt động xuất sắc cũng như sự ảnh hưởng của họ trên thế giới, gồm: Ông Wong Yan Lung (cựu Bộ trưởng Tư pháp, HKSAR - Tiến sĩ luật danh dự); Huang Jiefu (nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Trung Quốc), Ann Hui On Wah (đạo diễn phim Hồng Kông nổi tiếng quốc tế) và Walton Li Wai Tat (Giám đốc Bệnh viện Hồng Kông) đã được trao bằng Tiến sĩ Khoa học Xã hội danh dự.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã được trao bằng Tiến sĩ Khoa học Xã hội danh dự nhằm công nhận những hoạt động và sự ảnh hưởng của Thiền sư trong nhiều năm đối với cộng đồng quốc tế. Do lịch trình chặt chẽ của mình, Thiền sư Nhất Hạnh đã không thể đáp máy bay đến Hồng Kông để nhận giải thưởng.

Giáo sư Phó Hiệu trưởng Lap-Chee Tsui, cùng Giáo sư Lee Chak-fan và các vị trong Ban giám hiệu đã đích thân bay sang Paris để trao giải thưởng và bằng Tiến sĩ danh dự đến Thiền sư Nhất Hạnh tại Làng Mai.

Trong khi bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng của mình đối với Trường Đại học Hồng Kông vì đã đánh giá cao những hoạt động của mình, Thiền sư Nhất Hạnh nhấn mạnh đến nguồn cảm hứng cho những việc làm của mình và tầm quan trọng của Tăng thân trong việc biến những giấc mơ của chung thành hiện thực.

Thiền sư nói: “Tăng thân là một cộng đồng mà ở đó có tình anh em, chị em và có sự hòa hợp. Để xây dựng Tăng thân thì đòi hỏi mỗi người phải cống hiến rất nhiều”. Theo Thiền sư Nhất Hạnh, một Tăng thân không chỉ là một cộng đồng tu sĩ mà còn là một gia đình. Một trường đại học cũng có thể là một Tăng thân, nếu có tình huynh đệ và sự hiểu biết lẫn nhau, có lòng từ bi và tình yêu thương. Điều này có thể giúp chúng ta thực hiện được ước mơ của mình. Đức Phật cũng hiểu điều này cho nên sau khi giác ngộ, Ngài đã thành lập Tăng đoàn. 

1 vinh danh 2.jpg


Chụp hình với Thiền sư Nhất Hạnh và Tăng thân đạo tràng Mai Thôn

Thiền sư cũng nói rằng, khi ngài gặp Tiến sĩ Martin Luther King ở Chicago vào năm 1966, họ cũng đã thảo luận về việc xây dựng một cộng đồng. Tiến sĩ Martin Luther King đã sử dụng cụm từ “cộng đồng yêu thương” thay vì dùng cụm từ “Tăng thân”.

Trong bài phát biểu của mình, Thiền sư Thích Nhất Hạnh kêu gọi giới trẻ xây dựng những cộng đồng để hiện thực hóa ước mơ của mình. Thiền sư cũng kêu gọi mọi người trang trải tình yêu thương của mình đến khắp hành tinh, chứ không chỉ dừng lại ở một quốc gia và người dân trong quốc gia đó.

Hoàng Lam (theo Buddhist door International)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

GNO - Thông tin từ Văn phòng Đức Pháp chủ, sau khi xem xét đệ trình của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Đức Pháp chủ GHPGVN đã chuẩn y, ban hành quyết định truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long lên giáo phẩm Hòa thượng.

Thông tin hàng ngày