Đài Loan: "Thân giáo vô tận, bài giảng cuối cùng của Pháp sư Thánh Nghiêm"

Để đánh dấu việc gợi nhớ và sản sinh ảnh hưởng đối với xã hội trong quá trình pháp sư Thánh Nghiêm thị tịch. Hội tọa đàm “ Thân giáo vô tận, bài giảng cuối cùng của pháp sư Thánh Nghiêm” được đạo tràng Phật giáo quốc tế Pháp Cổ Sơn tổ chức tại hội trường trung tâm hội nghị quốc tế Đài Bắc vào lúc 2g 30 chiều ngày 13/9/2009.

 Phụ trách đối thoại buổi tọa đàm cũng là các khách mời gồm có hồng y Paul Shan Kuo Hsi, chủ tịch giám mục Thiên chúa giáo Đài Loan; pháp sư Chiêu Tuệ, chủ nhiệm khoa Tôn giáo học Đại học Huyền Trang; giảng viên Dương Bối, chủ nhiệm khoa Công tác xã hội Đại học Đài Bắc; giáo sư Đơn Đức Hưng- chuyên viên Viện nghiên cứu Âu Mỹ, Viện nghiên cứu trung ương Đài Loan.

thangiao.jpg

Nghiên cứu Phật sự trang nghiêm cuối cùng của pháp sư Thánh Nghiêm, mang đến cho xã hội niềm cảm hứng vô hạn.

Ngày 2/3/2009, pháp sư Thích Thánh Nghiêm- vị sáng lập Phật giáo quốc tế Pháp Cổ Sơn xả báo thân. Pháp sư viên tịch để lại nhiều tài sản tâm linh cao quý, trong bản di chúc nói rằng: “ Không truyền tin báo, không nhận cúng dường, không xây mộ, không dựng tháp, không lập bia đá, không đúc tượng, chớ nhặt lấy điều kiên cố”. Sau khi hỏa tán, phần xá lợi ngài được chôn cất ở khuôn viên sinh mệnh môi trường- làng Kim Sơn. Trong quá trình dùng thân thuyết pháp trọn đời, ngài đều ra sức đẩy mạnh thực hiện bốn loại môi trường và giáo dục cuộc đời, mang lại nguồn cảm hứng nhiệt liệt cho xã hội.

thangiao 2.jpg

Pháp sư Quả Đông phát biểu khai mạc

Pháp sư Quả Đông, trú trì hệ thống tổ chức Pháp Cổ Sơn đọc diễn văn bày tỏ: “Dù ân sư Thánh Nghiêm đã rời xa cõi đời, nhưng lời dạy về lịch trình và lời nói hành động của thân giáo, Phật pháp, từ bi giáo huấn, cuộc đời của ngài, đều có thể khiến chúng ta nhớ lại”. Hòa thượng Quả Đông buồn thương và hy vọng, có thể thông qua buổi tọa đàm giao lưu này, làm thành một tài liệu môi trường tâm linh giáo hóa sâu rộng trong xã hội và giáo dục cuộc đời, mang đến cho xã hội một sức mạnh và phong khí lương thiện.

Phiên tọa đàm “ Thân giáo vô tận” do tổ chức Quỹ Phật giáo Pháp Cổ Sơn và Quỹ giáo dục Thánh Nghiêm cùng tổ chức. Bốn vị khách mời tôn giáo và học giới dự tọa đàm, xuất phát từ góc độ Phật sự sau cùng của pháp sư Thánh Nghiêm, bàn luận chủ đề giáo dục việc sinh tử, tôn giáo và nghị luận tâm lý v.v, hấp dẫn hơn 4700 người đăng ký tham gia. Dân chúng đều hy vọng có thể từ trong buổi nói chuyện này, sẽ am hiểu được thân giáo vô tận của pháp sư Thánh Nghiêm, cũng như hiểu rõ và thể ngộ về ý nghĩa cuộc đời.

Hồng y Công giáo Paul Shan Kuo Hsi bày tỏ niềm tiếc thương người bạn thân của mình đã ra đi. “ Vài lần đối thoại công khai với pháp sư Thánh Nghiêm, tôi được lợi ích rất nhiều. Cả hai có cái nhìn giống nhau về cuộc đời là sanh, già, bệnh, chết, là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi, Nhưng mà phải tôn trọng đời sống, phản đối các hình thức làm tàn hại cuộc đời, bởi vì đời sống là vô giá quý báu. Vì có cuộc đời nên có thể có những cống hiến cho xã hội. Do vậy, chúng ta phải tận lực nắm chắc giai đoạn sau cùng của sinh mạng này, mà thắp lên ánh sáng tỏa chiếu cuộc đời, khiến xã hội ngày càng xán lạn và ấm áp”, ông nói.

thangiao 3.jpg

Pháp sư Chiêu Tuệ chỉ cho Phật giáo đồ sự quán sát: “Phật sự thân giáo cuối cùng của pháp sư Thánh Nghiêm là đã đả phá được tư tưởng lâu đời của Nho gia- người Hoa, trong đó lời dạy chớ nhặt lấy điều kiên cố càng phá trừ quan niệm cao tăng Xá Lợi Tử… Ngoài ra, với pháp sư Thánh Nghiêm, tự thân có bệnh mà thản nhiên đối mặt, không dấu diếm; ngài xử lý Phật sự thân sau cùng, không phải là tang sự, đều là hy vọng đại chúng có thể ngộ được vô thường. Từ trong chơn lý ấn chứng Phật pháp, đắc hỷ lạc, chính là dụng ý chân chánh của tịch diệt là nguồn an lạc”.

Giáo thọ Dương Bối lấy lập trường của các đệ tử pháp sư Thánh Nghiêm, nói rằng: “ Phật sự cuối đời của pháp sư Thánh Nghiêm là thuyết pháp về thân giáo sau cùng, ngài muốn đại chúng thoát ly những khuôn khổ tập tục trong tang chế lâu đời của người Hoa, mà nghĩ sâu giá trị và ý nghĩa cuộc đời. Theo góc độ tâm lý học mà nói, đợt Phật sự này là một quá trình tăng thêm bi thương, khiến các đệ tử biết được việc pháp sư Thánh Nghiêm coi trọng đó là giá trị và ý nghĩa sinh mạng, không phải là việc tang lễ long trọng sau này. Ngoài ra, giáo thọ Dương Bối cũng hy vọng đệ tử tăng chúng Pháp Cổ Sơn, có thể lấy hành nghi một đời của Pháp sư làm mô phạm và nổ lực thăng hoa cho bản thân, không ỷ lại, hóa giải được nội kết, là hành động của chính mình, làm như vậy mới có thể không cô phụ (có lỗi) với giáo huấn của pháp sư Thánh Nghiêm.

Từ việc chỉnh lý các trước tác của pháp sư Thánh Nghiêm, học giả Đơn Đức Hưng phát biểu: “ Sự kiện Phật sự cuối cùng của pháp sư Thánh Nghiêm, có thể dùng nhất trí ngôn hạnh, vô ngã vô chấp, lợi ích chúng sanh để biểu hiện quy nạp. Tác phẩm “Pháp Cổ toàn tập” là pháp thân xá lợi quý báu nhất mà pháp sư Thánh Nghiêm để lại tặng cho cuộc đời, nó là kết tinh của sự tu hành, kết hợp luân lý và thực nghiệm, cụ thể thực tiễn vai trò hoằng pháp của pháp sư Thánh Nghiêm.

Hoạt động tọa đàm lần này mang nhiều ý nghĩa giáo dục. Ban tổ chức hy vọng khẩn thiết, có thể thông qua kiến thức chia xẻ của các bậc hiền nhân trong xã hội, đem thân giáo hiện thực vô tận của Pháp sư Thánh Nghiêm vào trong sinh hoạt thường nhật của xã hội đại chúng, đồng thời không ngừng truyền đạt quan niệm xã hội và giá trị hiền lương đối với cuộc đời.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày