Đạo diễn Phật tử Quảng Nguyên - Lương Tử Đức: “Mưa sẽ không ướt áo, nếu ta là dòng sông”

Mặc dù đang rất bận rộn với việc đạo diễn chương trình giao hưởng "Diệu Pháp Âm", nhưng nhà viết kịch, nhà thơ, đạo diễn sân khấu điện ảnh Lương Tử Đức (ảnh), hiện đang công tác tại Đài Truyền hình Việt Nam, vẫn dành thời gian trò chuyện cùng chúng tôi tại nhà riêng của ông. Nói về tác phẩm giao hưởng "Diệu Pháp Âm", ông cho biết:

amnhac.jpg

Đây là tác phẩm của nhạc sĩ Đỗ Dũng dàn dựng hướng đến Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, dựa trên lời thơ của các tác giả Lê Anh Thư, Ngô Minh Thơm, Tâm Xuân. Chương trình do Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, Dàn hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và Dàn hợp xướng Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cùng phối hợp biểu diễn. Chương trình giao hưởng Diệu Pháp Âm sẽ có khoảng 300 người tham gia biểu diễn, trong đó có 30 Tăng Ni.

Giao hưởng Phật giáo ở nước ta chỉ mới ra đời được vài năm nay, khởi đầu từ nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo đem từ Pháp về. Và như tôi biết, tác phẩm "Diệu Pháp Âm" của nhạc sĩ Đỗ Dũng là bản giao hưởng Phật giáo thứ hai của nước ta. Chương trình giao hưởng Phật giáo đã thể hiện được tinh thần thời đại. Tuy nhiên các tác phẩm của chúng ta đã biểu đạt tới cái tầm trí tuệ hay chưa và có đến được với quảng đại quần chúng hay không, thì còn cần phải có một thời gian dài nữa để hoàn thiện quan niệm thẩm mỹ - còn gọi là ứng tâm.

Trong con người ta, ai cũng đã có sẵn Phật tính rồi, đó là các đức tính: từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Đạo Phật giúp cho mỗi người tìm thấy năng lượng tiềm tàng của chính mình. Rất nhiều người than phiền rằng họ sống trong hoàn cảnh không thuận lợi, nên phải khổ. Họ luôn đổ lỗi cho ngoại cảnh, mùa hè thì than phiền thời tiết nóng, mùa đông lại kêu thời tiết lạnh. Và khi họ nghèo quá, thấy đau khổ quá thì tìm đến Phật để cầu xin Đức Phật ban cho những điều may mắn. Với tôi, từ khi ngộ đạo Phật, đã nhận ra chân lý giản đơn, để rồi ứng cảm thành câu thơ "Mưa không làm ướt áo, nếu ta là dòng sông". Nếu ta biết cách thích ứng, thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng tự vượt qua được. Đức Phật chỉ gia hộ cho ta thêm ý chí, chứ Ngài không thể làm thay công việc của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày