Đất nước Phật giáo Bhutan hướng tới sự bình đẳng giới

GNO - Hôm thứ 6 vừa qua, Ủy ban Lập pháp, hạ viện Quốc hội Vương quốc Bhutan đã bỏ phiếu thông qua quan hệ đồng tính. Vương quốc bé nhỏ vùng Hy Mã Lạp Sơn này là quốc gia châu Á mới đây nhất chính thức chấp nhận thái độ cởi mở hơn với các mối quan hệ đồng tính.

Cuộc bỏ phiếu chỉ nhận được 1 phiếu chống, 5 phiếu trắng trong tổng số 44 phiếu, bãi bỏ hai nội dung quy định cấu thành tội phạm năm 2004 của đất nước này, vốn phân loại “tình dục phi tự nhiên” là phạm pháp.

Dự luật này sẽ được đưa ra trước thượng viện của Quốc hội trong phiên họp mùa đông năm nay, kéo dài 6 tháng để phê chuẩn trước khi được đệ trình xin sự chấp thuận của nhà vua và hoàng gia - thông tin từ The Bhutanese.

Bhutan.jpg
Một góc Bhutan

Vào tháng 5, Đài Loan là chính quyền châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính; Hong Kong cũng tiếp tục kêu gọi quyền bình đẳng cho các hội nhóm đồng tính. Và Ấn Độ cũng đã bãi bỏ luật cấm hôn nhân đồng tính nhiều năm qua vào tháng 8 năm ngoái.

Bộ trưởng Tài chính Bhutan, ông Namgay Tshering là người đầu tiên đệ trình bãi bỏ luật chống lại người đồng tính cho biết: Lý do ban đầu của tôi là do phần nội dung quy định từ năm 2004 đến nay đã trở nên dư thừa và không còn hiệu lực. Và đây cũng là nội dung ‘gai mắt’ đối với các cơ quan nhân quyền quốc tế”.

Ông cũng thể hiện sự lạc quan rằng thượng viện sẽ ủng hộ quyết định của hạ viện - “Có khả năng cao là các cộng đồng người LGBT (người đồng tính và song tính) sẽ được chấp nhận trong xã hội của chúng ta” - theo Channel NewsAsia.

Theo mục 213 của Luật xử phạt Bhutan năm 2004, người xâm hại sẽ bị kết luận là có tội đối với hành vi giới tính phi tự nhiên, nếu người xâm hại có dính líu tới quan hệ với người cùng giới tính hay bất cứ hành vi tình dục nào trái với tự nhiên. Và mục 214 nêu rõ: Sự thực hiện tình dục phi tự nhiên là một hành vi xằng bậy thấp kém.

Trải dài các chân đồi của dãy núi Hymalaya, Bhutan là quốc gia cuối cùng trên thế giới theo Phật giáo Kim cang thừa.

Truyền thống Phật giáo cổ xưa này đã đi sâu vào tiềm thức và văn hóa của mảnh đất, người dân nơi xa xôi này, được nuôi dưỡng bằng lịch sử không đổ vỡ từ thời ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh) hay Guru Rinpoche vào thế kỷ thứ 8.

Trần Trọng Hiếu
(theo Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày