Đau lưng do sai tư thế

Nhiều người mắc bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm... do ngồi, đứng, nằm... không đúng tư thế.

Khi khuân vật nặng cần chỉnh lưng thẳng, sau đó từ từ nhấc vật nặng lên - Ảnh: N.C.T.
Khi khuân vật nặng cần chỉnh lưng thẳng, sau đó từ từ nhấc vật nặng lên - Ảnh: N.C.T.

Một buổi sáng thức dậy bỗng dưng thấy đau vùng thắt lưng dù tối hôm trước vẫn bình thường. Đây là dấu hiệu phổ biến mà nhiều bệnh nhân hay than phiền, thắc mắc với bác sĩ khi triệu chứng đau vùng thắt lưng bất ngờ xuất hiện.

Lưu ý đứng khom, ngồi xổm, nằm cong

Bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh cho biết bất kỳ động tác nào cũng có một chuỗi điều khiển hoạt động. Với vận động viên, trước khi thi đấu phải có thời gian chuẩn bị hoặc khởi động. Thời gian chuẩn bị này giúp trung khu thần kinh từ não điều khiển hết tất cả cơ quan bộ phận như hô hấp, tuần hoàn, những phụ thể của cơ xương khớp đó. Còn khi chưa chuẩn bị, làm đột ngột một động tác nào đó thì cơ thể sẽ phản ứng, tự bảo vệ bằng cách co lại. Chính sự co này sẽ phóng ra một số hóa chất trung gian gây đau. Do vậy, không nên làm bất kỳ động tác nào một cách quá đột ngột.

Với trường hợp đau thắt lưng, bác sĩ Hồ Thị Đoan Trinh - trưởng khoa điều trị đau, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM) - kết luận chính tư thế nằm ngủ cong lưng gây ra triệu chứng đau này.

Cũng với triệu chứng đau vùng thắt lưng, nhiều nhân viên văn phòng, phụ nữ nội trợ đã tìm đến khoa điều trị đau - Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để tìm nguyên nhân. Theo bác sĩ Trinh, chính tư thế không đúng khi làm những công việc hằng ngày như: đứng khom người rửa bát, khom lưng lau nhà, thái thịt...đã gây chứng đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài.

Một tư thế gây nhiều bệnh nhưng rất nhiều người mắc phải là ngồi xổm. Tư thế này luôn làm lưng cong, gập gối quá mức, tăng áp lực ổ bụng có thể gây bệnh đau thắt lưng, thoái hóa khớp gối, thậm chí khi tăng áp lực ổ bụng lâu ngày có thể là nguy cơ gây bệnh trĩ.

Tránh những động tác đột ngột

Theo bác sĩ Đoan Trinh, làm những động tác mạnh như khiêng nặng, với cao, xoay người, ngồi dậy... đột ngột đều là nguyên nhân làm giãn dây chằng cột sống, trượt đốt sống, gây đau thắt lưng và có thể nặng hơn là thoát vị đĩa đệm. Một số động tác mạnh, đột ngột thường gặp là khom người dùng hết sức để khiêng một vật nặng mà đúng ra trước khi khiêng phải ngồi thấp xuống, chỉnh cho lưng thẳng, sau đó mới từ từ nhấc vật nặng lên. Không chỉ khiêng vật nặng mà với cao quá tầm như thắp nhang cũng có thể bị đau lưng. Nên kê một chiếc ghế đủ tầm cao để không phải với.

Một tư thế sai nữa rất thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày là mặc quần trong tư thế khom người đột ngột và với quá mức để kéo quần lên. Tư thế này khiến cột sống bị cong đột ngột, gây đau lưng.

Ở không ít người lại xuất hiện triệu chứng đau lưng sau khi đẩy chân chống đứng dựng xe máy hoặc nhấc phía sau xe để chỉnh hướng xe theo ý... Theo bác sĩ Đoan Trinh, hạn chế làm những động tác này vì chiếc xe máy nhẹ nhất cũng nặng khoảng 70kg. Bắt cơ thể đột ngột nhấc một trọng lượng nặng như vậy dễ gây đau thắt lưng, thậm chí thoát vị đĩa đệm.

Luôn giữ lưng thẳng

Bác sĩ Nguyễn Ảnh Đạt - phó khoa điều trị đau, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương - nhấn mạnh cho dù làm bất cứ động tác gì cũng cần giữ lưng thẳng và không được với quá tầm.

Có những người chỉ để tư thế sai một lần đã gây đau, nhưng có người làm nhiều lần mới đủ tích tụ gây đau. Ban đầu phản ứng đau chỉ là phản ứng tự vệ, báo động cho người bị đau biết không được làm một việc gì đột ngột.

Tuy nhiên, nếu không quan tâm, chỉnh sửa tư thế sai mà tiếp tục làm những động tác này thì triệu chứng đau sẽ thường xuyên lặp lại, gây ra bệnh lý. Tùy vào vị trí tổn thương trong cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng đau ở vị trí đó. Ví dụ như tổn thương ở cơ sẽ gây đau cơ, tổn thương dây chằng sẽ gây giãn dây chằng, trượt đốt sống gây đau cột sống...

Khi có dấu hiệu đau, bác sĩ Ảnh Đạt khuyên người bệnh nên tự điều chỉnh những tư thế sai của mình, nếu thấy hết đau thì không cần đến bệnh viện.

Ngược lại, dù người bệnh đã chỉnh tư thế nhưng vẫn không hết đau, cần đến bệnh viện để tìm nguyên nhân vì triệu chứng đau này có thể do nguyên nhân khác gây nên hoặc đã trở thành đau mãn tính. Bệnh nhân bị đau mãn tính sẽ không thể điều trị dứt điểm, các bác sĩ chỉ có thể giúp bệnh nhân hạn chế đau ở mức tối đa mà không chịu tác dụng phụ của thuốc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày