Đầu xuân đi chợ Viềng Chùa

GNO - Đêm mồng Bảy tết Giáp Ngọ (tức mồng 6-2-2014), hàng vạn người đã đổ về chùa Đại Bi ở thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) để “bán rủi, mua may” trong phiên chợ Viềng, còn gọi là chợ Âm phủ.

IMG_2661.JPG
Khách thập phương đến lễ ở chùa Đại Bi

Đây là phiên chợ độc đáo, mỗi năm chỉ họp một phiên duy nhất vào đêm mồng Bảy, rạng sáng mồng Tám tháng Giêng (âm lịch) thu hút khách từ khắp nơi tới du xuân, vui hội, việc mua bán ở  đây mang nặng ý thức tâm linh để cầu may.

Xưa kia, người mua lẫn người bán phải cầm đèn pin soi vào mặt nhau, vào món đồ để tiện việc mua bán, nên chợ Viềng còn được dân gian gọi là chợ Âm Phủ. Ngày nay đèn điện sáng trưng nên người mua không phải cầm đèn đi chợ nữa, nhưng ai cũng tin rằng nếu mua bán vào khoảng thời gian từ 12 giờ đêm trở đi thì mới linh diệu.

IMG_2685.JPG

Phiên chợ xuân trước chùa Đại Bi

Không chỉ bãi đất trống rộng nhiều ha trước cổng chùa Đại Bi, mà khắp các đường dong, ngõ xóm ở thị trấn Nam Giang đã biến thành cái chợ khổng lồ. Sản phẩm bày bán ở chợ Viềng có đủ chủng loại, từ thượng vàng hạ cám, cả đồ mới, đồ cổ và đồ cũ, đặc sản của nhiều địa phương.

IMG_2596.JPG

Rất nhiều loại nông cụ và gia dụng được bày bán

Với nông dân, đến chợ Viềng mua được một công cụ lao động cũng mang lại một năm thuận buồm xuôi gió, gặt hái thành quả lao động, Còn cây cảnh là mua lộc đầu xuân, gieo lộc cho cả năm được nhiều tài lộc. Chung quy lại, đến chợ Viềng mua được bất cứ vật dụng gì thì cả người mua và người bán sẽ được hưởng may mắn trong năm.

IMG_2698.JPG

Nhiều vật dụng khác cũng được trưng bày thuận mua vừa bán không vì lợi nhuận

Theo phong tục cổ truyền khi đến chợ Viềng, người bán không thách giá, người mua không mặc cả, vì người bán không phải vì mục đích lợi nhuận nên bao giờ họ cũng đưa ra giá rất rẻ.

Rất nhiều người bán hàng vốn không phải là người kinh doanh, họ đem đến đây những thứ đồ cũ của gia đình, trong đó có cả đồ cổ, hoặc những đồ “chổi cùn dế rách”, những chiếc ấm sứt vòi… với niềm tin bán rẻ những thứ đồ ấy cũng là bán đi điều xui rủi của gia đình. Còn người mua, họ không quan tâm đến đồ vật có hữu ích hay không, giá cả đắt hay rẻ, vì mua một món đồ cũng là mua lấy những điều may mắn trong năm mới. Chính vì vậy, hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ Cầu May Tức là phiên chợ  “mua  điều may, bán sự rủi”.

IMG_2711.JPG

Một gian hàng tượng tại chợ Viềng Chùa

Tới chợ Viềng, dù là người bản địa hay khách thập phương không chỉ đi chơi chợ, mà còn để đi lễ chùa Đại Bi để cầu mong những điều tốt lành trong năm mới.

Chùa Đại Bi là một trong những công trình kiến trúc khá đẹp nằm giữa thôn Giáp Ba. Căn cứ vào văn bia còn lại thì chùa được xây dựng từ thời Lý Nhân Tông (1072-1127), từng là nơi tu hành của Thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh thời Lý.

IMG_2659.JPG

Tam bảo chùa Đại Bi

Ngày nay phía phải Tam bảo chùa có khám thờ Thánh tổ Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư. Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và giặc dã, chùa Đại Bi vẫn được giữ gìn và thường xuyên tu bổ.

IMG_2667.JPG

Chùa Đại Bi, nơi lưu giữ nhiều di vật giá trị

Hiện nay chùa vẫn giữ được khá nhiều di vật có giá trị. Với lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chùa Đại Bi có tới 60 gian phần lớn làm bằng gỗ lim.

Đến chùa Đại Bi trong tháng Giêng, du khách sẽ được thưởng thức rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo như: Lễ rước, kéo chữ, đấu vật, cờ người, tổ tôm điếm… Đặc biệt trò hát rối chùa Đại Bi vẫn là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh rất độc đáo vừa mang yếu tố tín ngưỡng vừa mang tính giáo dục về đạo đức lối sống cho mọi người.

Sau đây là những hình ảnh về các gian hàng tại chợ Viềng Chùa:

IMG_2714.JPG
IMG_2736.JPG
IMG_2610.JPG
IMG_2617.JPG
IMG_2689.JPG
IMG_2700.JPG
IMG_2718.JPG
IMG_2746.JPG

                                                            Chu Minh Khôi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày