Đầu xuân đi lễ hội Chùa Rồng

Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng Giêng, du khách thập phương và nhân dân các địa phương huyện Cẩm Thủy lại về Chùa Rồng (còn gọi là Long Sơn Tự), thuộc địa phận thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, để vui xuân, trẩy hội.

 Năm nay, lễ hội văn hóa truyền thống Chùa Rồng diễn ra trong hai ngày 8 và 9-2 (tức ngày 14 và 15-1 âm lịch). Trước đó, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền địa phương chuẩn bị các nghi lễ truyền thống để phục vụ cho lễ hội diễn ra tôn nghiêm, đúng quy định.

 Theo các cụ cao niên ở thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, kể lại: Trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược, khi  Lê Lợi đi ra phía Bắc, qua huyện miền núi Cẩm Thủy, thấy phong cảnh thôn Vàn, xã Cẩm Thạch, có thế núi tựa rồng bay liền cho quân dựng trại, chiêu mộ thêm binh lính. Sau này, Lê Lợi chọn địa điểm này làm khu đóng quân và tìm các hang động trên núi Rồng để cất trữ lương thảo, rèn đúc vũ khí, là nơi cho nghĩa quân luyện tập. Quá trình đóng quân tại địa phương, Lê Lợi “phải lòng” bà Phạm Thị Ngọc Bích và lấy làm thứ phi. Sau đó, Lê Lợi cho xây dựng Chùa rồng dưới chân núi Rồng, vì thấy núi giống hình rồng bay. Hiện nay, trên núi Rồng vẫn còn hang lò rèn, hang trâu; đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Bích được đặt  tại thôn Vàn, xã Cẩm Thạch. Trong Chùa Rồng hiện có 2 giếng Tiên, nước trong vắt, không bao giờ cạn, nhân dân thường gọi là giếng “cầu con” và giếng “cầu của”. Vì thế, nhân dân đến trẩy hội Chùa Rồng ai cũng đều thắp hương cầu tự, hoặc cầu tài, cầu lộc... Từ 2 giếng tiên, đi sâu vào bên trong có thêm một động Tiên với các bãi đá hình thù giống bãi ngô, khoai, cối xay lúa, núi tuyết. Phía trên động Tiên, có hình hai quả đào bằng đá trắng và các thạch nhũ nhiều màu nhìn rất bắt mắt. Vì thế, đến với lễ hội  Chùa Rồng, ngoài thỏa mãn nhu cầu về tâm linh, du khách còn thích thú leo núi, vãn cảnh chùa, thưởng thức cảnh đẹp trong động Tiên.

    Lễ hội Chùa Rồng được tổ chức gồm phần lễ và phần hội. Phần hội trước đây có các trò chơi cờ người, chọi gà, bài điếm, ngày nay có thêm trò chơi bóng chuyền, bóng đá, cờ tướng, kéo co, ném còn, múa cây bông, đánh trống chiêng, bắn nỏ... Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, năm nay xã Cẩm Thạch phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã khôi phục trò múa lân và nghi lễ rước kiệu. Kiệu rước Bà Chúa Thượng ngàn, được rước từ Chùa Rồng đến đền thờ bà Phạm Thị Ngọc Bích rồi quay lại Chùa Rồng để làm lễ tế thiên địa, thần linh và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

    Đại đức Thích Tâm Định, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, Trưởng ban đại diện Phật giáo huyện Cẩm Thủy, trụ trì Chùa Rồng, cho biết: Chùa Rồng là Di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, xây dựng từ thời Hậu Lê và được nhiều người biết đến. Hằng năm, lễ hội Chùa Rồng thu hút hàng chục nghìn du khách từ các địa phương trong huyện, trong tỉnh về tham gia lễ hội và cầu may mắn đầu năm. Năm nay, lễ hội được tổ chức quy mô hoành tráng hơn mọi năm, người đến tham gia lễ hội cũng đông hơn các năm trước. Tới đây, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh sẽ cùng với xã Cẩm Thạch từng bước đầu tư, nâng cấp, tôn tạo Chùa Rồng, tiếp tục khôi phục các nghi lễ, phong tục tập quán, để lễ hội Chùa Rồng hằng năm xứng tầm với ngày hội văn hóa truyền thống của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Đông đảo nhân dân về Chùa Rồng trẩy hội, thắp hương cầu may.

Rộn rã tiếng trống, tiếng chiêng ngày hội.

Rước kiệu bà chúa thượng ngàn, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt ...

Cùng đấu trí trên bàn cờ tướng (cờ cây).

...hay thử sức bằng trò kéo co.

Vận động viên của các đội chuẩn bị thi môn bắn nỏ

Bóng đá - môn thể thao được nhiều đội đăng ký tham gia. Trong ảnh: Phân chia thắng bại bằng đá luân lưu 11m

Uống rượu cần - một nét đẹp văn hóa truyền thống trong lễ hội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày