Đầu xuân gặp người cung tiến trên 30 tỷ đồng đúc tượng Thánh Gióng

Nhiều người hỏi vì sao lại bỏ ra một số tiền lớn như vậy để đi xây tượng đài, chị nói lớp trẻ cần được thấm nhuần tinh thần nguồn cội, biết ơn tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước. Từ đó, tiếp nối truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông.

Nhiều người hỏi vì sao lại bỏ ra một số tiền lớn như vậy để đi xây tượng đài, chị nói lớp trẻ cần được thấm nhuần tinh thần nguồn cội, biết ơn tổ tiên đã có công dựng nước, giữ nước. Từ đó, tiếp nối truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông.

Người phụ nữ đã cung tiến hơn 30 tỷ đồng để xây đúc tượng đài Thánh Gióng ấy tên là Nguyễn Thị Thoa, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư ATS.

Dưới đây là tâm sự của chị Thoa về việc xây dựng tượng đài vị thánh đã có công với dân với nước, một trong “Tứ bất tử” của Việt Nam.

anhbathoa.JPG

- Xuất phát từ nguyên do nào mà cá nhân chị quyết định đóng góp hơn 30 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Thánh Gióng?

Truyền thuyết Thánh Gióng có sức lan tỏa  mạnh mẽ trong mỗi tâm hồn người Việt. Thánh Gióng là thần lực, là biểu tượng anh hùng của dân tộc Việt Nam. Với tâm linh, Đức Thánh là một trong “Tứ bất tử” của dân tộc Việt  Nam; với đời sống nhân dân, Đức Thánh hội tụ mọi  phẩm chất, tiêu chí, tiêu điểm, khí phách, lịch sử, tính nhân văn, tính dân tộc.

Thực tế, đây là một công trình  đầy ý nghĩa đã được Đảng, Chính phủ, thành phố Hà Nội đồng ý xây dựng.  Công trình này cũng được các nhà sử học, Hà Nội học, dân tộc học và đông đảo tầng lớp nhân dân chọn làm công trình điểm tựa tâm linh trong thời khắc Đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Công trình hội tụ những nghệ nhân vàng, những tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm.

Chúng tôi tự hào khi được UBND thành phố Hà Nội đồng ý chọn làm nhà tài trợ chính cho công trình tâm linh này .

Tôi làm việc này với một ý thức dân tộc rõ ràng, rạch ròi. Tôi tự hào vì Đức Thánh gần gũi với người dân Việt từ trẻ đến già; tự hào bởi trước những nguy nan của đất nước, Thánh Gióng từ một đứa trẻ lên 3 trở thành vị thần cứu nước, dẹp tan quân giặc xâm lăng rồi bay về trời.

Lịch sử dân tộc cho thấy, mỗi khi đất nước có hoạ xâm lăng thì tinh thần bất khuất của Thánh Gióng lại trỗi dậy. Từ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân tạo nền độc lập, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đập tan giặc Nguyên Mông và sau này là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tất cả đó chính là tinh thần Thánh Gióng.

- Theo chị, công trình tượng đài Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào đối với Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội nói riêng và với dân tộc nói chung? Chị có cho rằng hình tượng Thánh Gióng có một sợi dây tâm linh xuyên suốt lịch sử không?

Tôi nghĩ rằng Thánh Gióng là biểu tượng tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dòng máu Lạc Hồng - Việt tộc. Dưới bất cứ bối cảnh lịch sử nào thì hình tượng Thánh Gióng luôn là đặc trưng cho tinh thần tự chủ độc lập của dân tộc Việt Nam và biểu tượng này vĩnh viễn bất biến đối với dân tộc Việt Nam.

Hình tượng Thánh Gióng chính là một biểu tượng tâm linh vượt mọi không gian và thời gian trong lịch sử dân tộc; là sợi dây tâm linh xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
 
- Có sự tương quan nào giữa ý thức hệ dân tộc sinh tồn và biểu tượng Thánh Gióng không thưa chị? Nếu có thì sự tương quan đó đã và đang thể hiện ở đâu trong đời sống nhân dân Việt Nam?

Thánh Gióng chiến đấu diệt xâm lăng là để dân tộc được tồn tại. Do đó Thánh Gióng tượng trưng cho sự sinh tồn bất diệt của dân tộc; đề cao  và phát huy tinh thần yêu nước, nâng cao ý chí tự chủ, chống mọi kẻ thù bảo vệ vững chắc Tổ quốc và Dân tộc.

Sự tương quan đó đã, đang thể hiện ở những hành động thực tế, nhất quán của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong mọi mặt đời sống xã hội: đề cao và phát huy tinh thần yêu nước, nâng cao ý chí tự chủ, luôn luôn cảnh giác, chống lại kẻ thù để bảo vệ vững chắc Tổ quốc và  độc lập dân tộc.

- Trong quá trình công đức tượng đài, phía chị đã gặp những khó khăn như thế nào? Chị và Công ty ATS  đã tìm cách khắc phục những khó khăn ấy ra sao?


Có lẽ khó khăn nhất đó là thiếu sự đồng cảm, thấu hiểu. Có người cho rằng đó là lãng phí,  thừa tiền, xa hoa, là đánh bóng thương hiệu.

Về vật chất thì thời điểm đó, giá đồng, giá thiếc, giá chì liên tục tăng… Trước những khó khăn đó tôi và công ty tự động viên nhau. Chúng tôi bảo nhau, rằng phát tâm đâu chỉ có tiền, có tâm là đủ mà phải có phúc, có duyên nữa.

Mọi công trình đều có ý nghĩa riêng của nó. Ngày xưa nếu tổ tiên chúng ta không xây đền thờ miếu mạo, làm sao thế hệ chúng ta hiểu được lịch sử của dân tộc? Sự linh thiêng của thế giới tâm linh của phong thủy sông núi đều được cả thế giới nghiên cứu và công nhận. Tôi và đồng nghiệp tin vào sự linh ứng của Đức Thánh  đối với dân tộc, đất nước.

thanhgiong2_.jpg

- Ngoài việc xây dựng một công trình rất có ý nghĩa trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, chị và Công ty ATS có những chương trình nhân đạo để hỗ trợ người nghèo hay không?

Với mục tiêu đặt sự phát triển của công ty ATS luôn đồng hành cùng với sự phát triển của cộng đồng, chúng tôi cũng đã tham gia rất nhiều các hoạt động từ thiện, xã hội: Ủng hộ xây dựng bệnh viện Ung thư Đà Nẵng,  ủng hộ xây cầu cho tre đi học, tặng quà cho người nghèo ở Lũng Cú Sau dịp Đại lễ, đoàn cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung của công ty ATS, dẫn đầu là Phó tổng giám đốc Nguyễn Phan Huấn lên đường trao 500 suất quà gồm đồ dùng sinh hoạt thiết yếu đến với 500 gia đình các học sinh chịu thiệt hại do lũ tại 3 huyện: Đức Thọ, Cẩm Xuyên và Can Lộc.

Tôi đang thành lập một quỹ mang tên “Trí tuệ Thánh Gióng”, nguồn tiền được trích từ lợi nhuận của Công ty CP Đầu ATS và các doanh nghiệp nước ngoài. Tôi sẵn sàng bỏ tiền ra để hỗ trợ các nhân tài Đất Việt theo đuổi đam mê khoa học.

Tôi không muốn một số cá nhân vì không có tiền mà bỏ lỡ cơ hội nghiên cứu, sáng tạo. Tôi mong mình sẽ đóng góp một phần sức lực để góp phần nhỏ trong việc nuôi dưỡng nhân tài của đất nước.

Bản thân tôi cũng như công ty ATS luôn tâm niệm rằng đã làm việc thiện là làm cho chính mình, niềm vui và hạnh phúc của mọi người chính là niềm hạnh phúc của ATS.

- Xin cám ơn chị.

thanhgiongchutichnuoc.jpg
Trang 1.JPG
trang 2.JPG
trang 3.JPG

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày