Đến Thanh Oai thăm chùa cổ Bối Khê

Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay.

Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay.

Đến Thanh Oai thăm chùa cổ Bối Khê ảnh 1
Toàn cảnh mặt tiền chùa nhìn từ trên tam quan chùa

Cuối tuần, trên chiếc xe đạp cũ, tôi rong ruổi về miền đất Thanh Oai để tìm đến chùa Bối Khê (còn gọi là chùa Đại Bi).

Đặt chân lên đất chùa, choáng ngợp ngay trước mắt là một cổng ngũ môn bề thế và cây đa tọa lạc trên bãi đất rộng và bằng phẳng. Phía sau cổng ngũ môn là cây cầu nhỏ vắt qua con ngòi, dấu tích của dòng sông cổ Đỗ Động. Qua cầu đến tam quan là một ngôi nhà ba gian. Phía trên tam quan là gác chuông hai tầng tám mái.

Đứng từ gác chuông nhìn ra mặt tiền của chùa sẽ thấy phong cảnh hữu tình nhưng cổ kính với cây đa, ngòi nước, cổng ngũ môn trải rộng...

Vườn tháp trước mặt chùa Bối Khê
Vườn tháp trước mặt chùa Bối Khê
Cây đa cổ hơn 600 tuổi trước chùa
Cây đa cổ hơn 600 tuổi trước chùa

Khác với kiến trúc của các chùa ở đồng bằng Bắc bộ, chùa Bối Khê được bố cục theo kiểu “tiền Phật, hậu thánh”. Nơi thờ Phật được bố trí ở tòa tiền đường và tiền bái. Tiếp theo là tòa thiêu hương và thượng điện thờ đức thánh Bối. Hai bên có hai dãy hành lang dài, bày 18 pho tượng La Hán, bao quanh nhà thiêu hương và thượng điện tạo thành thế kiến trúc “nội công, ngoại quốc”.

Theo bác Nguyễn Mạnh Hùng, bảo vệ di tích chùa Bối Khê, kiến trúc độc đáo nhất của chùa nằm ở tòa thượng điện (còn gọi là tòa tam bảo).

Đây là tòa nhà gồm ba gian cấu tạo theo bốn hàng cột, với bốn đầu đao trông như một bông sen chúm chím nở. Vật liệu chính của tòa thượng điện làm bằng gỗ mít, được dựng vào khoảng thế kỷ 14. Đặc sắc hơn là các đầu bẩy chạm hình rồng kiểu thời Trần và ở một số đầu đao, ngoài hình rồng còn có cả hình chim thần Garuda.

Toàn cảnh dãy nhà tiền bái và thượng điện
Toàn cảnh dãy nhà tiền bái và thượng điện
Tòa hậu điện thờ đức thánh Bối, tức Nguyễn Bình An, người thời Trần, đã đắc đạo và có phép thần thông
Tòa hậu điện thờ đức thánh Bối, tức Nguyễn Bình An, người thời Trần, đã đắc đạo và có phép thần thông

Chùa Bối Khê hiện còn lưu giữ được 58 pho tượng đẹp không kém tượng chùa Mía, chùa Dâu, chùa Thầy như tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, thập điện Diêm Vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên tòa sen được đặt trên một bệ đá chạm khắc hình rồng, hình chim thần, hoa lá có niên đại 1382, triều vua Trần Phế Đế.

Chùa Bối Khê còn có một loại hoa sen đất (có tên khác gần với nhà Phật hơn là lục liên). Đây là một loài cây quý, thường được trồng ở đình, chùa, miếu mạo. Bác Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cứ vào trung tuần tháng 3 âm lịch hằng năm, cây nở nhiều nụ non giống như nụ sen dưới nước. Hai tuần sau thì nụ nở thành hoa, tỏa mùi thơm ngào ngạt khiến du khách tưởng có một hồ sen trong chùa.

Đã sống và làm việc ở chùa hơn 20 năm, bác Hùng còn kể cho tôi nghe một điều “độc nhất vô nhị” ở chùa Bối Khê, đó là sự tồn tại của một địa đạo trong khuôn viên chùa. Địa đạo dài 3 km, xuyên qua tòa thượng điện, chạy qua đền thờ Nguyễn Trực lưỡng quốc trạng nguyên (gần chùa Bối Khê) và chạy vòng quanh làng Bối Khê.

Chỉ tay về phía góc tường nham nhở vôi vữa, phía dưới là một căn hầm nhỏ và sâu hun hút, bác Hùng kể hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nhân dân Bối Khê đã đào hầm để nuôi giấu cán bộ, cất trữ lương thực. Chính tại căn hầm này, nhân dân Bối Khê đã bẻ gãy ba lần tấn công của giặc Pháp, tiêu diệt 372 tên giặc trên đất làng Bối Khê.

Căn hầm còn gắn liền với câu chuyện về nữ du kích Phạm Thị Đe, người đã sống và chiến đấu trong lòng địch bảy ngày bảy đêm trong điều kiện không có cơm ăn, nước uống. Đến ngày thứ tám giặc Pháp rút, bà gắng sức lên cửa hầm và bị ngất. Nhờ sự giúp đỡ  tận tình của bà con xóm làng, bà Đe dần hồi tỉnh và sau này sống thọ tới 85 tuổi. Ngày nay, nhân dân Bối Khê vẫn ca tụng bà là người đa phúc, đa lộc và đa thọ nhất làng.

Sân và tam quan chùa nhìn từ mặt sau
Sân và tam quan chùa nhìn từ mặt sau
Hai quả chuông lớn, đường kính 60 cm, cao 1m được đúc và treo ở tầng trên cổng tam quan năm Thiệu Trị thứ 4 (1844)
Hai quả chuông lớn, đường kính 60 cm, cao 1m được đúc và treo ở tầng trên cổng tam quan năm Thiệu Trị thứ 4 (1844)
Một bức phù điêu chạm trổ tinh xảo rồng, phượng
Một bức phù điêu chạm trổ tinh xảo rồng, phượng
Đến Thanh Oai thăm chùa cổ Bối Khê ảnh 9
Hồ sen trong chùa
Dãy hành lang chùa Bối Khê thờ 18 vị La Hán với 18 tư thế giống hệt như ở chùa Tây Phương

Dãy hành lang chùa Bối Khê thờ 18 vị La Hán với 18 tư thế giống hệt như ở chùa Tây Phương

Ông Nguyễn Mạnh Hùng đang chỉ dẫn cho khách nơi có địa đạo
Ông Nguyễn Mạnh Hùng đang chỉ dẫn cho khách nơi có địa đạo
Cây hoa sen đất (tên gọi đúng là lục liên) trong chùa Bối Khê
Cây hoa sen đất (tên gọi đúng là lục liên) trong chùa Bối Khê

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày