Đi chùa cầu an đêm giao thừa

GNO - Như đã thành nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Xứ Nghệ - sau lễ cúng gia tiên nhiều người dân, Phật tử và các bạn nam thanh nữ tú đã đến các ngôi chùa xin lộc, cầu an...
02.jpg
Ngoài việc lên chùa lễ Phật người dân được chư Tăng
tặng những phong bao lì xì - là niềm vui đầu năm mới

Ghi nhận tại chùa An Thái, Đông Yên, Yên Thái… lúc 23g45 ngày 25-1 (30-12-Kỷ Hợi), CTV Giác Ngộ nhận thấy người dân về các chùa dâng hương, lễ Phật, nhất là thời gian càng gần về đến giao thừa, thời gian giao hòa giữa năm cũ và năm mới mỗi lúc nhiều hơn. Bên cạnh các Tăng Ni, Phật tử, các cụ cao niên còn có rất nhiều người trẻ tuổi  học sinh, sinh viên và nam thanh nữ tú. Nhiều gia đình còn cho cả trẻ con đi.Chị Nguyễn Thị Lan ở xã Quỳnh Thuận cho biết: Năm nào tôi và gia đình cũng đến chùa dâng hương lễ Phật lúc thời điểm đất trời giao hòa, với lòng thành kính, gửi gắm niềm tin vào Đức Phật. Mong rằng, năm mới gia đình luôn được sức khỏe, bình an.Còn anh Trần Đình Hùng ở xã Sơn Hải lễ chùa trong đêm giao thừa để mong được  bình an cho đại gia đình, mong muốn trong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống.Bà Trần Thị Hòa, ở thôn Minh Thành, xã Quỳnh Long cho biết, năm nào cũng vậy, việc làm đầu tiên trong năm mới sau khi cúng gia tiên là con cháu trong gia đình lên chùa làm lễ, đi lễ đầu năm cũng là một nét văn hóa của người Việt. Tôi muốn các con, các cháu biết được điều này, để chúng biết trân trọng nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta”.ĐĐ.Thích Nguyên Quang, trụ xứ chùa Đông Yên (Quỳnh Lưu) cho biết, người Việt Nam thường cúng giao thừa đúng 12 giờ đêm, nhưng ở chùa, giao thừa vào lúc 11 giờ, vì đây là giao giữa giờ Hợi và giờ Tý. Các Phật tử đến lễ rất đông, kể cả sau giao thừa bởi nhà chùa có bố trí thờ phụng các hương linh của người đã khuất, nên xong giao thừa tại gia đình con cháu lên chùa thắp hương tưởng nhớ tổ tiên - cũng là để hướng Phật.
01.jpg
Ngư dân xã Quỳnh Long lên chùa cầu an sau giao thừa tại chùa An Thái
Đến hơn 2g sáng, vẫn còn nhiều người dân, Phật tử  tiếp tục đi lễ chùa. Đối với nhiều gia đình, việc đi lễ chùa sau thời khắc giao thừa đã trở thành thói quen, là thời điểm cả gia đình cùng hướng về  Đức Phật, hướng về cội nguồn trong dịp năm mới không thể thiếu.

Hữu Tình

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày