Di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tâm tang im lặng, miễn tất cả phúng điếu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) - Ảnh: Làng Mai
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022) - Ảnh: Làng Mai
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nguồn tin của Báo Giác Ngộ , tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức theo di huấn của Thiền sư, với nghi thức tâm tang tại chùa Từ Hiếu, miễn tất cả phúng điếu, vòng hoa, quả, trướng liễng…

Thông báo do đại diện các pháp tử của Thiền sư là thầy Chân Pháp Ấn và Thích Từ Đạo (Giám tự chùa Từ Hiếu) cùng ký cho biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào lúc 1g30 ngày 22-1-2022, trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.

Ảnh bản thông báo chính thức di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: Quảng Điền

Ảnh bản thông báo chính thức di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: Quảng Điền

Lễ nhập kim quan được cử hành vào lúc 8g00 ngày mai 23-1; 7g00 ngày 29-1 sẽ cử hành lễ trà-tỳ. “Quý Thầy tại tổ đình Từ Hiếu và Tăng thân Làng Mai sẽ sắp xếp tang lễ theo nghi thức tâm tang và kính xin chư tôn đức đồng hộ niệm cho các lễ nhập kim quan, lễ trà-tỳ”, thông báo viết.


Bản tin truyền hình do Giác Ngộ TV của Báo Giác Ngộ thực hiện

Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng. “Trong suốt thời gian đó, kính xin quý vị đến thăm viếng cùng thực tập với chúng tôi - tâm niệm cúng dường - để cho toàn bộ lễ tâm tang được diễn ra trong im lặng, và nhẹ nhàng”, thông báo chính thức của môn đồ chia sẻ.

Thân tứ đại của Thiền sư cũng được trà-tỳ (hỏa táng), không xây tháp, xá-lợi được an vị tại chùa Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai.

Trong ngày 22-1, đại diện chùa Từ Hiếu và Tăng thân Làng Mai đã có tờ trình về sự viên tịch và tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan chức năng.

Cũng trong sáng nay 22-1, Trung ương GHPGVN do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký đã có công văn về việc tổ chức tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày