Đi lễ chùa Việt ở các nước trên thế giới (Phần 3)

Tạm chia tay châu Âu, chúng ta cùng quay về châu Á và đặt chân lên đất Phật - Ấn Độ để viếng thăm Việt Nam Phật Quốc Tự nhé!

>> Đi lễ chùa Việt ở các nước trên thế giới (Phần 2)

Đất nước Ấn Độ, quê hương của đạo Phật rất nổi tiếng với những địa danh: Bodhgaya (nơi Hoàng tử Siddhartha Gautam - Tất Đạt Đa tu niệm, ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề đến độ siêu thoát và trở thành đức Phật); Sarnath là nơi đức Phật đến giảng bài kinh đầu tiên và Kushinagai là nơi đức Phật qua đời.

Thật đặc biệt, tại Bodhgay có sự hiện diện của một ngôi chùa Việt Nam, do trụ trì người Việt xây dựng. Đó chính là Việt Nam Phật Quốc Tự, niềm tự hào của tôn giáo Việt tại đất nước của Phật giáo - Ấn Độ.

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-0.jpg

Toàn cảnh Việt Nam Phật Quốc Tự

Nhà sư trụ trì chùa Việt Nam Phật Quốc Tự chính là thầy Thích Huyền Diệu (tên khai sinh Lâm Trung Quốc, quê ở tỉnh Đồng Nai). Thầy đã từng sống ở Pháp và đã lấy được bằng tiến sĩ thần học ở trường Đại học Sorbone nổi tiếng.

Cách đây 20 năm, thầy thực hiện cuộc hành hương lên đất Ấn Độ. Bằng sự thông thái về kinh kệ và ngoại ngữ, thầy được nhiều trường Đại học lớn ở Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ mời làm giáo sư thỉnh giảng.

Dùng số tiền công đức dạy học dành dụm được, cộng với tiền quyên góp của các Phật tử Việt Nam ở các nước, thầy bắt đầu mua đất và vật liệu xây dựng để chuẩn bị cho việc xây dựng chùa.

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-1.jpg

Lối vào chánh điện

Tháng 5-1987, thầy Huyền Diệu bắt đầu tiến hành xây dựng một ngôi chùa 3 tầng, trên khuôn viên rộng 3,5 ha và đặt tên “Việt Nam Phật Quốc Tự” (đặt tổ quốc lên trên hết). Chùa được khánh thành vào ngày 12-1-2003.

Ngôi chùa được xây dựng bằng bê tông, cốt thép với cấu trúc hình vuông và hai mái cong vươn cao như đóa sen vượt khỏi mặt nước bùn lầy. Đồng thời, kiến trúc của ngôi chánh điện cũng thể hiện được truyền thống bất khuất trước ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-2.jpg

Chánh điện Việt Nam Phật Quốc Tự

Chánh điện có chu vi 64m2, chiều cao 24 m, gồm 3 tầng. Tầng trệt là pháp xá có diện tích chứa khoảng 30 vị khách tăng. Tầng thứ 2 dùng để trưng bày những di tích, kinh sách, pháp khí trong và ngoài nước. Tầng thứ 3 là nơi tôn thờ Đức bổn Sư Thích ca và chư vị Bồ tát. Phía sau chánh điện là hậu Tổ, tôn thờ các vị Thánh đệ tử và các vị Thánh Tăng Việt Nam qua các triều đại.

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-3.jpg

Bảo tháp trong khuôn viên chùa

Đặc biệt, đối diện với bàn thờ Tổ là khu tưởng niệm các vị anh linh Tổ quốc Việt Nam, có cả ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng.

Ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự đã đưa Việt Nam sánh cùng các nước như: Thái Lan, Nhật Bản, Myanmar, Trung Quốc… khi có sự hiện diện của dấu ấn Phật giáo nước ta tại đất tổ nhà Phật. Đây còn là nơi mà những người con xa xứ ở đất bạn cùng nhau gửi gắm tình cảm về quê hương, đất nước.

Một số hình ảnh khác tại Việt Nam Phật Quốc Tự:

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-4.jpg

Một góc Việt Nam Phật Quốc Tự

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-5.jpg

Tượng ba con khỉ: "Không thấy, không nói, không nghe"

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-6.jpg

Đài gác chuông trong khuôn viên chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bodhgaya. Khuôn viên chùa rộng 5 mẫu và trồng rất nhiều cây

1di-le-chua-viet-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-p3-7.jpg

Chuông đồng tại Việt Nam Phật Quốc Tự

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm Lễ truy niệm Hòa thượng Thích Thanh Định

Thái Bình: Lễ truy niệm, cung tống kim quan Hòa thượng Thích Thanh Định nhập bảo tháp

GNO - Chiều 21-12, chư tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Bình,TP.Thái Bình, Ban Tổ chức Lễ tang, sơn môn pháp quyến và thân quyến đã cử hành Lễ truy niệm, cung tống kim quan Hòa thượng Thích Thanh Định nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Từ Xuyên (P.Hoàng Diệu, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Thông tin hàng ngày