Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An

GNO - Đó là chủ đề tọa đàm diễn ra sáng nay, 7-5, tại TP.Vinh (tỉnh Nghệ An), do BTS GHPGVN tỉnh tổ chức trong khuôn khổ sự kiện "Hương sen xứ Nghệ".
toadam 1.jpg
Niệm Phật - mở đầu buổi tọa đàm

Quang lâm chứng minh và tham dự có HT.Thích Thanh Đàm, UV HĐCM; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư;  TT.Thích Thanh Huân, UVTT HĐTS, Phó VP I T.Ư GHPGVN; TT.Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An; chư tôn đức Tăng Ni và đông đảo Phật tử.Khách mời có TS Bùi Thanh Hà, Phó ban Tôn giáo Chính phủ; ông Lê Đình Nghĩa, Vụ trưởng vụ Tôn giáo - Ban Dân vận T.Ư; TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam); ông Lê Minh Thông, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An; ông Lưu Công Vinh, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương.
toadam 2.jpg
HT.Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, HT.Thích Thanh Nhiễu cho biết, Phật giáo đã sớm có mặt tại Nghệ An vào thời Lý. BTS GHPGVN được thành lập năm 2011, trải qua 5 năm hoạt động, tuy còn non trẻ song với sức sống mãnh liệt, tinh thần hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, phụng đạo yêu nước - đã tạo lên cốt cách người Phật tử xứ Nghệ, để làm nhiều Phật sự quan trọng. Với tinh thần dấn thân, cầu thị vì tương lai Phật giáo Nghệ An, BTS GHPGVN tổ chức tọa đàm "Định hướng phát triển bền vững Phật giáo Nghệ An", lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của chư tôn đức, quý đại biểu, để từ đó có định hướng đúng đắn, làm cương lĩnh xây dựng Phật giáo Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn chiến lược đến năm 2050 - HT.Thích Thanh Nhiễu khẳng định.
toadam 3.jpg
TT.Thích Thọ Lạc phát biểu tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TT.Thích Thọ Lạc cho biết, tọa đàm thảo luận xoay quanh các chủ đề: Thực trạng quản lý Tăng Ni, tự viện; Giảng dạy và nâng cao nhận thức Phật học cho Tăng Ni, Phật tử; Nghi lễ Phật giáo Việt Nam; Bảo tồn, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.Tại buổi tọa đàm, ĐĐ.Thích Châu Phong, Trưởng ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Nghệ An đã có bài tham luận với chủ đề "Thực trạng quản lý Tăng Ni, tự viện" của Phật giáo Nghệ An; ĐĐ.Thích Nhuận Hiển, Phó ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Nghệ An phát biểu nêu bật vấn đề "Xuất gia và bổ nhiệm trụ trì". Đặc biệt, ĐĐ.Thích Đồng Tuệ nhấn mạnh vấn đề giả sư đang gây bức xúc cho người dân Nghện An, BTS cần kết hợp với các cấp chính quyền giải quyết triệt để vấn đề này.
toadam 6.jpg
ĐĐ.Thích Châu Phong đọc tham luận

toadam 5.jpg
Ông Nguyễn Văn Long cho biết sẽ kiên quyết giải quyết nạn giả sư

Đại diện chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Long, Phó ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An cho biết sẽ kết hợp với BTS GHPGVN tỉnh giải quyết vấn nạn giả sư trên địa bàn.Tiếp đó, ĐĐ.Thích Trúc Thông Kiên, Trưởng ban HDPT tỉnh Nghệ An có bài tham luận về chủ đề "Giảng dạy và nâng cao nhận thức Phật giáo cho Tăng Ni, Phật tử". Theo tham luận, Ban HDPT tỉnh đã kết hợp Ban Hoằng pháp tổ chức mở lớp giáo lý Hoa Sen, có trên 300 Phật tử theo học, các chùa đã duy trì và tổ chức khóa tu hàng tháng, giảng giáo lý vào các ngày rằm và ngày mồng một, sám hối hay tọa thiền. Tổ chức nhiều khóa quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới, Bát quan trai giới, Thập thiện,… cho hàng ngàn lượt Phật tử.

toadam 7.jpg
ĐĐ.Thích Trúc Thông Kiên đọc tham luận

toadam 8.jpg
Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh

Bà Hoàng Thị Quỳnh Anh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Nghệ An phát biểu cho biết, Nghệ An có một nền văn hóa Phật giáo lâu đời, có hàng ngàn ngôi chùa với rất đông tín đồ Phật tử. Các nhà quản lý văn hóa tỉnh Nghệ An luôn tạo điều kiện, đồng hành cùng Phật giáo tỉnh nhà để đưa Phật giáo đến với mọi người dân xứ Nghệ.HT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban HDPT T.Ư GHPGVN phát biểu - cho biết, người thầy trong Phật sự hướng dẫn Phật tử phải luôn luôn bồi đắp cho các em các cháu lòng yêu đạo Phật, niềm tự hào của đạo Phật, để em mình, cháu mình gắn bó ngày càng mật thiết với đạo Phật. Đó là cơ sở để giữ gìn kết quả Phật hóa gia đình, giữ gìn người Phật tử trong tôn giáo truyền thống của dân tộc.

toadam 9.jpg
HT.Thích Chơn Không trao đổi về vai trò của người hoằng pháp

toadam 4.jpg
TS Nguyễn Quốc Tuấn đúc kết

toadam 10.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm

Cuối buổi tọa đàm, TS Nguyễn Quốc Tuấn thay mặt chủ tọa đoàn đúc kết các ý kiến trong buổi tọa đàm.

Hoàng Tuấn - Phúc Thông

Điểm qua các thành tựu Phật sự, thể hiện sức sống non trẻ nhưng mãnh liệt của Phật giáo xứ Nghệ, tinh thần đoàn kết và hòa hợp của quần chúng Phật tử tại địa phương, với tư cách người đứng đầu, HT.Thích Thanh Nhiễu cũng cho rằng hiện tại vẫn còn một bộ phận Tăng Ni, Phật tử có tư tưởng lệch lạc, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý Tăng Ni, tự viện; nhận thức và thiếu hiểu biết về giáo lý, pháp luật nhà nước; các thiết chế văn hóa và nghi lễ sinh hoạt chưa đồng bộ, thống nhất; không bảo tồn, kế thừa, phát huy các di sản văn hóa, nghi lễ Phật giáo theo xu thế hội nhập và phát triển.

TS Nguyễn Quốc Tuấn trong phát biểu đề dẫn cho biết tọa đàm được với mục đích làm rõ các thực trạng, đánh giá phân tích sâu sát nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp, kiến nghị đề xuất nhằm định hướng và nâng cao chất lượng công tác quản lý Tăng Ni tự viện, tín đồ Phật tử; bảo tồn, tôn tạo phục hưng các thiết chế văn hóa cổ kim hài hòa với bản sắc dân tộc và quê hương, cũng giữ gìn và phát huy nét riêng của Phật giáo Việt Nam; thống nhất các nghi lễ trong Phật giáo, đảm bảo gọn gàng, trang nghiêm và thành kính, phù hợp với thời kỳ đổi mới xu thế phát triển.

Bảo Thiên

* Cùng bạn đọc:

Mời bạn đọc chia sẻ tin, bài, hình ảnh về Phật đản với Giác Ngộ online. Tòa soạn chào đón những mẩu tin, chùm ảnh, cảm xúc Đản sinh của tất cả CTV, bạn đọc của báo - để cùng dâng lên cúng dường Đức Từ phụ nhân mùa Phật đản PL.2560. Bài vở hoan hỷ gửi về: toasoan@giacngo.vn.

Kính chúc quý bạn đọc thân tâm thường an lạc, đón mùa Phật đản tràn đầy hỷ lạc! (GNO)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày