Đóa hoa giữa bùn lầy

Đóa hoa giữa bùn lầy
Nơi ấy, những tiếng cười đùa vui lả lơi của những vị khách, những cái ôm hôn và những cánh tay lần tìm trên cơ thể. Nơi ấy, nơi con thiêu thân lao vào nơi tăm tối để gánh vác cái nợ đời mà gia đình họ đã vay mượn cuộc đời này.

Tôi gặp em, cũng tại nơi ấy, cũng tiếng cười đùa ấy nhưng mà tôi nghe sao chua chát, xót xa đến thế. Em vẫn ngồi đấy, ngày này qua ngày nọ, cuộc sống cứ thế mà trôi một cách lặng lẽ, những giọt nước mắt thầm lặng của em càng làm cho tôi thêm xót xa cho số phận của em và những người con gái đồng cảnh ngộ như em.

- Em tên gì ?

-Em tên Kim.

- Em làm đây lâu chưa ?

-Cũng được 5 tháng rồi anh.

- Vậy sao em lại làm ở đây ?

… Quay mặt đi và thinh lặng, nhưng vẫn không thể giấu nổi cảm xúc của chính mình qua đôi mắt, đôi mắt có nét buồn trên gương mặt dễ nhìn. Em không xinh nhưng cách ăn nói dịu dàng và nụ cười vương chút nét buồn như lấn át hồn tôi, tôi như cảm thấy mình như mềm yếu hẳn.

Qua đối thoại, tôi ngỏ ý muốn giúp đỡ nhưng em một mực từ chối vì không muốn thêm nợ tình nghĩa. Em có biết em mạnh mẽ hơn tôi tưởng không? Nhà nợ nần, em phải đi theo bạn bè làm việc trả nợ, để rồi tôi gặp em ở đây, trong căn phòng này với tiếng nhạc to tát và tiếng cười đùa của những kẻ nhiều tiền mà máu “35” cũng không ít gì so với tiền của họ.

Từ ngày gặp em, tôi không sao quên được “nơi ấy”, “nơi ấy” ngày trước tôi chỉ biết qua sách báo và phương tiện truyền thông đại chúng, và “nơi ấy” luôn được cho là nơi nhơ bẩn nhưng tôi lại tìm thấy những tâm hồn thanh khiết trong nơi nhơ bẩn ấy.

“Nếu chúng ta dầm mình vào những ao tù bùn lầy thì chúng ta sẽ tìm thấy được những hoa sen đẹp nhất”. Tôi không thể giúp gì được cho em, tôi chỉ có thể viết nên vài dòng cảm xúc của chính tôi về em và những người đồng cảnh ngộ như em mà thôi. Em hãy chính là em, là đóa sen trong ao tù bùn lầy ấy, và tôi luôn cầu chúc em sẽ bình an và sớm ngày thoát ra “nơi ấy”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày