"Đoàn kết, đồng lòng để Phật giáo TP.Thủ Đức phát triển ổn định"

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1135 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1135 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00

GN - Ngày 1-1-2021, Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chính thức có hiệu lực, Thủ Đức (sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo quy hoạch mới này, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cũng đã có Quyết định số 395/QĐ-BTS ngày 24-11-2021 thành lập Ban Trị sự lâm thời TP.Thủ Đức (sáp nhập 3 Ban Trị sự Phật giáo quận 2, quận 9 và TP.Thủ Đức) gồm 65 thành viên để chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo TP.Thủ Đức lần thứ I.

Trước thềm Đại hội sẽ diễn ra vào ngày 13, 14-1-2022, phóng viên Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Thiện Minh, Trưởng ban Trị sự lâm thời GHPGVN TP.Thủ Đức, Trưởng ban Tổ chức Đại hội. Hòa thượng cho biết:

- Sau khi chính thức nhận được quyết định thành lập Ban Trị sự lâm thời Phật giáo TP.Thủ Đức, với tư cách là người chịu trách nhiệm đứng đầu của Ban Trị sự, được Trưởng lão Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tin tưởng, tôi đã tiến hành tổ chức 2 buổi họp để triển khai công tác tổ chức Đại hội Phật giáo TP.Thủ Đức lần thứ I, nhiệm kỳ 2021-2026. Trên tinh thần phải tuân thủ đúng với Thông tư 205 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN và Thông báo số 343/TB-BTS ngày 1-10-2020 của GHPGVN TP.HCM hướng dẫn tổ chức Đại hội Phật giáo 24 quận huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.

Đến nay, Ban Tổ chức Đại hội đã thống nhất về hình thức, nội dung, văn kiện đại hội... Đại hội sẽ chính thức diễn ra vào ngày 14-1-2022, tại hội trường 500 chỗ của UBND TP.Thủ Đức. Dự kiến, Đại hội có khoảng 300 đại biểu tham dự.

Hòa thượng Thích Thiện Minh

Hòa thượng Thích Thiện Minh

* Là vị giáo phẩm có thời gian dài đảm nhiệm công tác quản lý Tăng Ni, tự viện của Phật giáo TP.HCM, lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo quận 2 cũ, và mới đây được công cử đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Trị sự lâm thời TP.Thủ Đức, Hòa thượng có nhận định như thế nào về kết quả hoạt động Phật sự của Ban Trị sự Phật giáo quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức khóa IX (2016-2021)?

- Tôi đã từng tham gia công tác quản lý Tăng Ni, tự viện từ khi thành lập GHPGVN năm 1981 cho đến nay, trải qua nhiều vai trò, vị trí khác nhau, từ huyện Thủ Đức rồi Thành hội Phật giáo TP.HCM cho đến Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM. Đến nay, tôi đảm nhận trách nhiệm vai trò Trưởng ban Trị sự lâm thời Phật giáo TP.Thủ Đức, tôi xin ghi nhận công đức đóng góp rất lớn của chư tôn đức lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo 3 quận (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) trước đây đã hy sinh công sức và trí tuệ hơn 20 năm qua từ khi chia tách 3 quận vào ngày 1-4-1997. Quý vị lãnh đạo Ban Trị sự Phật giáo các quận cùng với Tăng Ni, tự viện đã đóng góp tích cực làm nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo TP.Thủ Đức sau này và đóng góp vào thành tựu hoạt động Phật sự chung của GHPGVN TP.HCM.

Ban Trị sự lâm thời GHPGVN TP.Thủ Đức với cơ cấu là những nhân sự trẻ, đạo hạnh, đầy đủ năng lực, năng nổ, nhiệt tình cùng với Ban Trị sự đoàn kết trong nội bộ. Sau Đại hội đại biểu lần thứ I (2021-2026) với chủ đề: “Kỷ cương - Trách nhiệm - Đoàn kết - Phát triển”, chúng tôi tin rằng, Phật giáo TP.Thủ Đức sẽ phát triển trong nhiệm kỳ mới.

Phiên họp triển khai công tác tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo TP.Thủ Đức - Ảnh: Nguyện Truyền

Phiên họp triển khai công tác tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo TP.Thủ Đức - Ảnh: Nguyện Truyền

* Hòa thượng có những dự định như thế nào để định hướng hoạt động của Phật giáo TP.Thủ Đức đi vào thực chất, đạt được kết quả cao?

- Với trách nhiệm lớn lao và hết sức quan trọng của một TP.Thủ Đức rộng lớn hơn nhiều so với các quận huyện khác trong TP.HCM, để việc quản lý Tăng Ni và tự viện TP.Thủ Đức có kết quả tốt, điều tôi quan tâm trước hết là Thường trực Ban Trị sự Phật giáo TP.Thủ Đức phải hòa hợp và đoàn kết nội bộ. Từ đó, Ban Trị sự mới hướng dẫn, ổn định được đời sống sinh hoạt tu học, tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ sở tự viện đúng với Hiến chương của Giáo hội và Luật Tôn giáo, tín ngưỡng hiện hành.

Việc Ban Trị sự cần làm là tiến hành thống kê Tăng Ni, tự viện toàn thành phố, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo của huyện Thủ Đức trước đây mà các bậc tiền bối đã xây dựng; đề xuất với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho phép Phật giáo TP.Thủ Đức được mở Trường Sơ cấp Phật học TP.Thủ Đức; tìm hiểu, vận động các Tăng Ni và các cơ sở chưa gia nhập Giáo hội mời tham gia sinh hoạt với Giáo hội; có sự kết hợp với chính quyền các cấp nhằm tạo mọi sự thuận tiện tốt nhất để hoạt động Phật sự đạt được những kết quả cao trong năm đầu của nhiệm đầu tiên.

Phật giáo TP.Thủ Đức hiện có tổng cộng 151 cơ sở tự viện, trong đó Bắc tông 81 cơ sở; Nam tông 2 cơ sở; Khất sĩ 6 cơ sở; với 4 tự viện được xếp hạng di tích cấp thành phố: chùa Châu Hưng, tổ đình Sùng Đức, tổ đình Bửu Thạnh và chùa Bửu Sơn. Có 1.340 Tăng Ni đang tu học tại các trú xứ.

Trong 5 năm qua, Tăng Ni, Phật tử các tự viện đã thực hiện công tác từ thiện đạt hơn 169 tỷ đồng.

* Hòa thượng có thể chia sẻ về việc giới thiệu và tiêu chuẩn nhân sự để Ban Trị sự hoạt động hiệu quả trong nhiệm kỳ đầu tiên?

- TP.Thủ Đức là thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, có tầm quan trọng về xã hội, kinh tế, văn hóa của TP.HCM. Do đó, Phật giáo TP.Thủ Đức cũng được Trung ương GHPGVN và Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nhìn nhận sâu sắc và có sự quan tâm hướng dẫn. Đặc biệt, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM rất quan tâm và chỉ đạo để thành lập Ban Trị sự với chiến lược nhân sự được quy hoạch có tính kế thừa, để phát triển hoạt động Phật sự tương ứng với một TP.Thủ Đức phát triển ở hiện tại và tương lai.

Việc giới thiệu nhân sự của 3 quận cũ rất quan trọng, chúng tôi trao đổi với Thường trực Ban Trị sự Phật giáo TP.HCM và thống nhất chọn những nhân sự trẻ, tích cực giới thiệu vào Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức nhiệm kỳ mới. Đây là những nhân tố tích cực sau này cho Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức trong các nhiệm kỳ tiếp theo.

* Hòa thượng kỳ vọng điều gì cho sự phát triển của Phật giáo TP.Thủ Đức trong tương lai?

- Điều kỳ vọng của chúng tôi là chư tôn đức lãnh đạo qua các nhiệm kỳ và hiện tại cũng như chư tôn đức Tăng Ni viện chủ, trụ trì các tự viện phải đoàn kết, hòa hợp, trên dưới đồng lòng để Phật giáo TP.Thủ Đức phát triển ổn định, vững vàng.

* Chân thành cảm ơn Hòa thượng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Báo Giác Ngộ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày