Đoàn Phật giáo Thái Lan thăm Pakistan

GNO - Nhà sư Thái Lan nổi tiếng thế giới Aryawangso, vị giáo phẩm của Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã cùng đoàn gồm 15 đại biểu đến thăm các di sản Phật giáo thế giới tại Pakistan.

The Buddhist Door đưa tin, chuyến thăm kéo dài trong 4 ngày, kết thúc vào đầu tháng 11.

Phat giao Thai tham Pakistan 1.jpg


Phái đoàn chụp hình lưu niệm tại một điểm đến

Theo đó, tháp tùng đoàn có các quan chức và chuyên gia thuộc Cơ quan khảo cổ và bảo tàng Pakistan. Hành trình chuyến thăm gồm các địa điểm như Takht-i-Bahi, Bhamala, Haripur, Bảo tàng Peshawar và Taxila.

Sư Arayawangso là một trong những nhà sư Thái Lan có sự am hiểu về Hồi giáo và cũng nổi tiếng vì nỗ lực kết nối các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại những khu vực xung đột tại miền nam Thái Lan.

Tôi cảm thấy rất ấn tượng và có thể chạm vào sức mạnh ẩn tàng tại nơi này. Tôi nghĩ hòa bình của khu vực có thể bảo vệ Pakistan nếu người dân đất nước này tôn kính và thực hành Phật pháp. Khi đó, hòa bình sẽ bảo vệ cho người Pakistan và con người trên toàn thế giới - chia sẻ của sư Arayawangso khi đến thăm Bảo tàng Peshawar, theo Dawn.

Trong buổi tiếp đoàn, Bộ trưởng Tôn giáo và Hòa hợp Tôn giáo Pir Noor-ul-Haq Qadri cho biết chính phủ Pakistan đang xem xét việc thành lập một trường đại học Phật giáo ở Peshawar hay Swat.

Ngoài ra, thư ký Bộ Ngoại giao Pakistan, Sohail Mahmood cũng khẳng định rằng chính phủ đã ủng hộ phát triển du lịch tâm linh đến Pakistan, dựa trên thông điệp hòa bình, hòa hợp và thấu hiểu giữa tất cả các tôn giáo. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và học thuật giữa Thái Lan - Pakistan trong quan hệ song phương mấy thập kỷ qua, theo Associated Press (Pakistan).

Sư Arayawangso cũng gợi ý các cấp lãnh đạo Pakistan cải thiện dịch vụ công cộng tại các di sản Phật giáo để thu hút thêm du khách quốc tế đến với quốc gia này.

“Chư Tăng đến chiêm bái đều có sự kết nối tâm linh mạnh mẽ với các địa danh Phật giáo này, sự thiền định chạm đến con tim và cũng chính sự thân thiện, hiếu khách sẽ làm cho các nhà sư lan tỏa những trải nghiệm và cảm nhận tốt đẹp về Pakistan đến toàn thế giới này” - sư Arayawangso nói với The Express Tribune.

Phat giao Thai tham Pakistan.jpg


Nghi thức tâm linh tại Taxila

Trong dịp này, đoàn đại biểu Thái Lan đã thực hiện một nghi thức tâm linh tại Bảo tàng Taxila: đeo vòng cầu an, nguyện cầu hòa bình, yêu thương, khoan dung và từ bi. Người tham gia buổi lễ đều nhận thấy rằng các giá trị nhân bản vô cùng cần thiết cho sự cùng tồn tại của con người trên thế giới.

Sư Arayawangso cho biết bản thân cũng tìm kiếm giải pháp xóa đi ấn tượng không hay rằng “Pakistan không an toàn với du khách” và sẽ truyền thông đến đại diện các quốc gia Phật giáo về sự giàu có của các di sản Phật giáo tại Pakistan, mang người dân hai nước đến gần nhau hơn thông qua du lịch.

Trần Trọng Hiếu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày