Đón đọc Giác Ngộ số 879 với 2 chuyên mục mới

GNO - Giác Ngộ số 879, ra ngày 5-1-2017 với nhiều nội dung hấp dẫn, tin tức thời sự phong phú được đăng toàn bộ trên giấy matt 4 màu đẹp.

Trang 3 số này, Lời tòa soạn của Ban Biên tập giới thiệu về Giác Ngộ đầu tiên 2017 thay đổi hình thức, được in 4 màu toàn bộ 36 trang. “Tuần báo Giác Ngộ số 879, số đầu tiên của năm mới 2017 và cũng là số báo đánh dấu Giác Ngộ bước vào năm thứ 42 kể từ ngày phát hành số đầu tiên, với nhiều thay đổi về hình thức in ấn và nội dung, đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc. Kể từ số này, sau thời gian chuẩn bị, được sự khích lệ của bạn đọc, ấn phẩm tuần báo được in 4 màu, làm nên sự thay da đổi thịt, mang đến sự trang nhã cho tờ tuần báo duy nhất của Phật giáo Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước cho đến nay”.

b1.jpg
Bìa Giác Ngộ số 879 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Trong số này, cấu trúc nội dung có sự thay đổi, đồng thời có hai chuyên mục mới: “Sự kiện - Vấn đề”, sẽ là diễn đàn cho các ý kiến, phân tích sâu những vấn đề đáng quan tâm, đem đến những góc nhìn, cách tiếp cận mới mẻ về các hiện tượng, sự kiện xã hội và Phật giáo trong mục đích xây dựng; “Tâm linh mầu nhiệm” - đăng tải về những hiện tượng, kinh nghiệm trong thực hành tâm linh của người có tín ngưỡng, niềm tin nơi Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Kính mời bạn đọc đón theo dõi.

Nhìn lại “Sự bức tử môi trường”- “Liệu có rừng để gọi tên? ” (Giao Hảo) trên Sự kiện - Vấn đề. Tác giả viết: “Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu”, “Việt Nam thuộc top 10 thế giới có không khí ô nhiễm nhất”, “Việt Nam mất 780 triệu USD mỗi năm vì vệ sinh môi trường chưa tốt”, “80% khu công nghiệp tại Việt Nam vi phạm môi trường”… là một vài trong số những phản ánh về diễn biến môi trường tại nước ta nhiều năm trở lại đây. Và dường như câu chuyện giờ mới thật sự bắt đầu...

Thức ấm ma - Bài giảng tại thiền viện Viên Phước, tỉnh Cần Thơ (HT.Thích Trí Quảng) đăng kỳ 1; Làm đẹp (Thích Nguyên Hùng) hai bài viết đăng trên Phật học.

Đức lớn mới thực sự lớn (Quảng Tánh) trên Suy nghiệm lời Phật, Biết trước giờ tịch, xá-lợi hiển linh (Dã Hạc) trên Tâm linh mầu nhiệm.

 Phật giáo Bình Dương - Những dấu ấn của sự phát triển (Bảo Thiên) giới thiệu về Phật giáo tỉnh nhân Đại hội đại biểu nhiệm kỳ mới.

 Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu - Hành trang trọn đời của người tu (Thích Nữ Quảng Chơn) đăng trên Văn hóa số này, tác giả nhận định: “Ngược dòng lịch sử Phật giáo du nhập, ngay từ giai đoạn đầu của Phật giáo Việt Nam, pháp môn Thiền đã được giới thiệu qua các bản kinh An ban thủ ý mà người có công lớn là Tổ sư Khương Tăng Hội. Ngày nay, phương pháp thực tập Thiền là một trong những pháp môn tu tập quan trọng nhất mà nhiều người hướng đến”.

Tổ Tư vấn số này trả lời bạn đọc: Khi người xuất gia hầu đồng, thờ lạy Thần thánh.

HỎI:

Ở quê tôi có hiện tượng một số vị là chức sắc, trụ trì, một số khác cũng ở chùa mang hình thức xuất gia (giống chư vị Tăng Ni nhưng không biết đã thọ giới hay chưa) tham gia hầu đồng, làm thanh đồng nhảy múa và xưng là quan này, cô nọ, cậu kia… như vậy có sai với giáo pháp nhà Phật? Các thanh đồng, thầy cúng (người thế tục) khi cúng ở đền, miếu, phủ và tư gia, họ mặc áo hậu vàng của nhà Phật giống như quý thầy, việc này có được phép không? Chư Tăng Ni và Phật tử có được thờ phụng, lễ bái, cúng vía các vị Mẫu, Mẹ không? Nếu không được thì khuyên họ như thế nào?

(Minh Sơn, Kim Động, Hưng Yên; An Bình, miencuclac2017@gmail.com)

Giác Ngộ số này còn nhiều bài viết hay, tin tức trên các chuyên trang khác: “Vì cuộc sống có nhiều màu sắc...” (Chúc Thiệu), Suy nghiệm đầu năm (Bối Bối), Pakistan có thể trở thành trung tâm của Phật giáo thế giới (Bảo Thiên dịch), Đi qua đống đổ nát - truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang, “Mầm xanh” ở chùa Lộc Thọ (Cao Nguyên - Tiêu Dao)…

Kính mời bạn đọc theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (08) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày