Đón đọc giai phẩm Liễu Quán xuân Bính Thân - 2016

GNO - Ấn phẩm Liễu Quán số 7, cũng là giai phẩm Xuân Bính Thân - 2016 vừa phát hành trên các sạp báo, nhà sách Phật giáo trong cả nước.

Ngoài các chuyên mục thường kỳ, Liễu Quán kỳ này đặc biệt giới thiệu đến quý độc giả chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo dọc đôi bờ sông Gianh”, với những bài khảo cứu chuyên sâu về các di chỉ, di sản Phật giáo hết sức quý giá cùng những tư liệu, thư tịch cổ vừa được phát hiện tại vùng đất dọc lưu vực sông Gianh, qua địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Đây là kết quả của nhiều đợt điền dã nghiên cứu do Trung tâm VHPG Liễu Quán – Huế tổ chức nhiều đợt, phát hiện nhiều tư liệu quý liên quan tới sự hiện hữu của Phật giáo trong văn hóa, và có một vai trò đặc biệt đối với vùng đất này trong quá khứ cũng như âm thầm lưu truyền qua nhiều giai đoạn lịch sử, vượt lên cả những hoàn cảnh khốc liệt của của xứ sở.

Bia 1.jpg

Bìa 1 giai phẩm Liễu Quán số 7 - Xuân Bính Thân - 2016 - Mỹ thuật: HS.Mai Quế Vũ

“Tiếp nối chuyên đề nghiên cứu Phật giáo vùng Nam Quảng Bình đã được công bố trong ấn phẩm Liễu Quán số 5, trong số này, chúng tôi tập trung khảo sát những di sản còn lại ở phía Bắc của tỉnh. Sau 6 chuyến điền dã được tiến hành một cách khá toàn diện trên địa bàn này, những tài liệu và hình ảnh thu thập được đã khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên về những gì mà con người nơi đây đã hết lòng gìn giữ trong mưa bom bão đạn suốt một thời gian dài. Và cũng chính từ các tư liệu quý giá ấy, chúng tôi đã có được một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn những điều mình biết qua thư tịch, cũng như khám phá được nhiều thông tin mới mẻ, mà chúng tôi hoàn toàn không thể hình dung được trước đó.” – Lời giới thiệu của Ban Biên soạn cho chuyên đề nhấn mạnh.

Nhân dịp Xuân Bính Thân - 2016, ấn phẩm cũng dành nhiều bài viết trong các mục Văn hóa, Phật học, Di sản – Tư liệu, Trên địa cầu xanh, Văn học nghệ thuật, Sen hàm tiếu… với sự cộng tác của nhiều tác giả được độc giả khắp nơi yêu mến, như HT.Thích Chơn Thiện, Cao Huy Thuần, Nguyễn Tường Bách, Thích Kiên Tuệ, Thích Không Nhiên, Nguyễn Thế Đăng, Nguyễn Hữu Thông, Phan Đăng, Trịnh Đình Hỷ…

Lieu Quan_Page_003.jpg
Lieu Quan_Page_002.jpg
Lieu Quan_Page_004.jpg
Lieu Quan_Page_012.jpg
Lieu Quan_Page_018.jpg
Lieu Quan_Page_028.jpg
Lieu Quan_Page_043.jpg
Lieu Quan_Page_069.jpg
Lieu Quan_Page_078.jpg
Lieu Quan_Page_086.jpg

Được biết, Liễu Quán là ấn phẩm nghiên cứu do Trung tâm VHPG Liễu Quán - Huế thực hiện, phát hành 3 số/ năm vào các dịp Xuân, Phật đản và Vu lan. Đây là ấn phẩm có nội dung đáng đọc và lưu trữ, trình bày trang nhã.

Liên hệ phát hành: Trung tâm VHPG Liễu Quán, 15A Lê Lợi, TP.Huế; Nhà sách Hà Nội, 245 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM; Phòng phát hành chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày