Đồng bào Khmer hoan hỷ dự lễ tắm Phật

GNO - Chiều 16-2, chùa Candaransi (Q.3, TP.HCM) tổ chức lễ tắm Phật mừng Tết Chôl Chnăm Thmây Phật lịch 2561 - DL.2018 của đồng bào Khmer.

VG (6).JPG


Chư tôn đức dâng hương Tam bảo

HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế T.Ư; HT.Thích Huệ Minh, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư; HT.Thích Thiện Đức, UVTT HĐTS; HT.Danh Lung, trụ trì chùa cùng chư Tăng và hơn 2.000 Phật tử tham dự.

Tại buổi lễ, HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu chúc mừng tới toàn thể chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo Nam tông Khmer, chư Tăng và Phật tử Khmer trên cả nước hưởng an vui, cát tường nhân Tết Chôl Chnăm Thmây truyền thống; tiếp tục góp phần trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phát huy tinh thần đoàn kết, hòa hợp giữa các dân tộc Việt Nam.

Hòa thượng mong muốn đồng bào Khmer không chỉ ở TP.HCM mà trên cả nước tiếp tục đoàn kết, cùng với cả nước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào ngày càng phong phú.

HT.Danh Lung thay mặt chư Tăng và Phật tử phát biểu cảm tạ, sau đó chư tôn đức thành kính niệm hương lễ Phật, thực hiện nghi thức tắm Phật theo truyền thống.

Được biết, lễ tắm Phật được chùa tổ chức vào chiều ngày thứ 3 Tết, tức là ngày cuối của lễ hội Chôl Chnăm Thmây. 

Theo quan niệm của đồng bào Khmer được tắm Phật là một phước báo lớn của mỗi người.

VG (9).JPG

VG (11).JPG
Thành kính tắm Phật bằng nước thơm

VG (2).JPG
Phật tử chí thành hướng về Đức Phật tại buổi lễ, cầu nguyện năm mới an lành

VG (13).JPG

VG (17).JPG
Sau đó, mỗi người lần lượt thực hiện nghi thức tắm Phật trong niềm hoan hỷ

Vũ Giang

Chùa Sà Lôn và các tục đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Tục “đắp núi cát” là hình thức chúc thọ của người Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây. Sinh hoạt này có từ lâu mà với người Khmer Nam bộ xem đây là nét đẹp văn hóa cổ truyền trong ngày đầu năm mới.

Theo đó, trong ngày Tết Chôl Chnăm Thmây, chùa Sà Lôn, một ngôi chùa nằm giữa núi rừng hoang sơ thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn do HT.Chau Sơn Hy, UV HĐTS, Phó BTS GHPGVN tỉnh An Giang trụ trì mỗi năm đều tổ chức đắp núi cát. Hòa thượng cho biết:“Tết Chôl chnăm Thmây thì chùa nào cũng có phần đắp núi cát. Phật tử lên chùa đắp núi cát để cầu cho cha, mẹ sống được lâu”. 

TUC TAM SU CHUA SA LON.Still008.jpg     Đắp núi cát trong ngày Tết của đồng bào Khmer

Ngoài cầu cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phước thọ, tục lệ này còn có ý nghĩa cầu Trời, Phật cho một năm mới sung túc, an lành. Tại đây, các sư sãi, và Phật tử đã đắp 5 núi cát tượng trưng cho 5 Đức Phật, mỗi núi có chiều cao hơn 1m, ngang 1-2m.

Năm nay, đồng bào Khmer An Giang đón mừng năm mới Chôl Chnăm Thmây   trong 3 ngày (14 tới 16-4), ở chùa Sà Lôn, Phật tử trong phum, sóc còn mang lễ vật là lúa thóc đắp thành núi dâng lên cúng dường chư Phật sau một năm làm ăn được mùa, trúng giá.

Ngoài ra, tục lệ “tắm Sư” đã duy trì vào ngày thứ hai của Tết Chôl Chnăm Thmây. Để tri ân công đức của vị sư trụ trì tạo công đức cho Phật tử trong một năm lao động, sinh hoạt nếp sống văn hóa, đồng bào Khmer đã mang nước có chứa hoa thơm lên chùa thực hiện nghi thức này.

Ông Chau Chon, À cha chùa Sà Lôn giải thích:“Theo phong tục người Khmer, 3 ngày đón Tết, ngày thứ nhất là ngày tắm ông bà, ngày thứ hai tắm sư và ngày thứ ba là tắm Phật”.

Thiện Đức

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày