GNO - Sene Đônta 2019 chính thức vào ngày 29 và 30-8 âm lịch. Những ngày này, tại chùa Hạnh Phúc Tăng (huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long), từ lúc 5 giờ sáng đồng bào Khmer - Kinh - Hoa nhộn nhịp đi chùa làm lễ đặt bát cơm và dâng vật thực cúng dường đến chư Tăng nhằm cầu siêu, hồi hướng phước đến cửu huyền thất tổ.
Nét đẹp dâng cúng vật thực mùa Sene Đônta tại chùa Hạnh Phúc Tăng
Chia sẻ niềm vui mùa Vu lan báo hiếu, chiều 22-9, gia đình Phật tử Lê Ngọc Dũng - Huỳnh Thị Quý (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM) đã phát tâm trao 300 phần quà đến bà con địa phương dưới sự chứng minh của Thượng tọa trụ trì Sơn Ngọc Huynh, Ủy viên HĐTS GHPGVN, Phó BTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Long.
Sene Đônta là lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer và các nước Phật giáo Theravada trên thế giới nhưng có tên gọi khác nhau, bắt đầu từ ngày 16-8 đến 30-8 âm lịch. Lễ cúng ông bà có ý nghĩa như Vu lan của người Việt nên còn được gọi là lễ "xá tội vong nhân" nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người thân đã khuất; phúc chúc cho những người còn hiện tiền.
Từ ngày vào lễ, người Khmer ở các phum, srok thường đem nếp, gạo, vật thực, trái cây,… dâng cúng chư Tăng.
Nghi thức dâng cơm
Không chỉ riêng người Khmer, còn có người Kinh, Hoa cùng nhau đến chùa để cúng dường và cầu siêu cho tổ tiên, tạo nên sự mối quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết giữa ba cộng đồng này ở vùng đất Nam bộ. Buổi tối, Phật tử đến chùa thỉnh chư Tăng tụng kinh cầu an và nghe thuyết pháp… để hồi hướng phước báu cho ân nhân quá vãng. Ngoài ra, Phật tử còn đi ba vòng chánh điện để dâng cơm, vật thực vào trên mâm đã sắp sẵn.
Nghi thức này thực hiện trước khi mặt trời mọc vì họ cho rằng nếu để tới sáng thì thân và miệng ngạ quỷ sẽ biến nhỏ đi bởi ánh sáng hoặc sợ hãi. Đến ngày cuối của mùa Báo hiếu, tất cả người Khmer đều tập trung tại chùa, người bưng mâm cơm, mang khay bánh kẹo, đem hoa quả… dâng đến chư Tăng và cung thỉnh tụng kinh cầu siêu.
Sau đó là chương trình hoàn mãn của 16 ngày lễ.
Ghi nhận công đức gia đình Phật tử Lê Ngọc Dũng - Huỳnh Thị Quý
Hộ Nhãn