Du ngoạn danh thắng Bát Cảnh Sơn ở Trấn Sơn Nam

Bát Cảnh Sơn là khu di tích nằm trên xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam và một phần trên dãy Hương Tích, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), tạo thành thế núi hình sông kỳ thú.

Với hình sông thế núi ấy cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính uy nghiêm, nơi đây từ xưa được coi là một thắng cảnh của trấn Sơn Nam.


Đền Tiên Ông nằm ở lưng chừng núi, ngôi đền được chia thành 5 gian nhà khách, 3 gian thờ tổ.
  Đền Tiên Ông nằm ở lưng chừng núi, ngôi đền được chia thành 5 gian nhà khách, 3 gian thờ tổ.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí) của Phan Huy Chú thì vào thế kỷ thứ 16, Nghị tổ Trịnh Doanh qua đây chiêm ngưỡng đã ví Bát cảnh sơn với Tiêu Tương bên Trung Quốc và cho lập hành cung để đi về thưởng ngoạn.

Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành, cũng từ đó cái tên Bát Cảnh Sơn đã được đặt cho nơi đây. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là do thời gian và chiến tranh tàn phá, thắng cảnh Bát Cảnh Sơn đã bị phá hoại đi rất nhiều. Trong số 8 ngôi chùa, miếu thờ chỉ còn lại 3 ngôi chùa còn nguyên vẹn, đó là đền tiên ông và chùa Tam Giáo, chùa Ông.

Cảnh quan hồ nước trước chùa Ông.
Cảnh quan hồ nước trước chùa Ông.

Xét theo tổng thể ở phạm vi rộng thì Bát cảnh sơn là một cụm du lịch của quần thể Hương Sơn bởi hai thắng cảnh này rất gần gũi, tiếp giáp với nhau liền mạch trong dãy núi đá vôi Hà Nam - Hà Tây cũ. Theo vị trí địa lý hành chính, Bát cảnh sơn là "tiểu thắng cảnh", là cửa ngõ Hương Sơn, nằm trong xã Tượng Linh, nơi ngã ba của 3 huyện Kim Bảng (Hà Nam), Mỹ Đức, Ứng Hoà (Hà Tây cũ).

Trong quần thể ấy, nổi bật là đền Tiên Ông nằm trên núi Tượng Lĩnh. Đi qua 150 bậc đá cao chừng 100 m, ngôi đền uy nghi, nằm sững sừng trên lưng chừng núi sẽ hiện ra trước mắt. Nhiều tao nhân mặc khách đến đây muốn giải thoát khỏi trần tục, để rồi yêu luôn chốn này. Nhiều bài thơ, tựa đề đã được khắc lên những cánh cửa ca tụng vẻ đẹp và cõi thiêng của đền. Trong khuôn viên của đền có nhiều thần phả, sắc phong quý hiếm cũng như những hoành phi, đại tự, câu đối có từ xa xưa. Ngôi đền được chia thành 5 gian nhà khách, 3 gian thờ tổ. Đứng trên đây có thể bao quát được toàn bộ xã Tượng Lĩnh đang từng ngày thay da đổi thịt, với những cánh đồng thẳng cánh cò bay và hàng loạt ngôi nhà khang trang mọc lên san sát.

Hình ảnh toàn bộ những ngọn núi quanh xã Tượng Lĩnh (hình ảnh được chụp từ vị trí chùa Kiêu).
Hình ảnh toàn bộ những ngọn núi quanh xã Tượng Lĩnh (hình ảnh được chụp từ vị trí chùa Kiêu). 

Ngay dưới chân của đền Tiên Ông là chùa Ông, trước kia chùa rất rộng nhưng đến nay đã bị thu hẹp đáng kể do thiên nhiên và chiến tranh. Phía trước chùa là một hồ rộng, mỗi khi hoàng hôn buông, nơi đây đẹp như tranh thủy mặc. Trong bức tranh đó có, núi, sông hòa quyện với con người.

Cách chùa Ông chừng 1 km, men theo sườn núi là đến chùa Tam Giáo. Chùa khi xưa có hàng trăm pho tượng phật uy nghi tráng lệ. Ở đây còn có một dòng nước từ trong núi chảy ra. Xung quanh chùa Tam Giáo có rất nhiều hang động đẹp, nhiều nhũ đá với các con vật khác nhau. Cho đến nay, trong quần thể Bát Cảnh Sơn, chùa Tam Giáo là địa điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất. Hàng ngày tiếng mõ vẫn vang lên, chốn uy nghiêm Tượng Lĩnh vì thế trở nên linh thiêng.

Cách chùa Ông chừng 1 km, men theo sườn núi là đến chùa Tam Giáo. Một số ngôi miếu, chùa khác như chùa Chùa Bà, chùa Bông, chùa Dâu đến nay không còn dấu vết.

Cách chùa Ông chừng 1 km, men theo sườn núi là đến chùa Tam Giáo. Một số ngôi miếu, chùa khác như chùa Chùa Bà, chùa Bông, chùa Dâu đến nay không còn dấu vết.

Một số ngôi miếu, chùa khác bị phá hủy phải kể đến như: Chùa kiêu, chùa bà, chùa dâu, chùa vân mộng, chùa bông. Trong đó chùa Kiêu đang trong quá trình xây dựng, chùa Kiêu nằm trên đỉnh núi phía nam xã Tượng Lĩnh, có độ cao chừng 200 m. Đường lên chùa Kiêu cây cỏ um tùm, nhưng con người sẽ tìm được cảm giác thanh thản, khi lên đến đỉnh chùa. Hiện ở đây đã lập am hương, tưởng nhớ các vị anh thần ngày xưa. Những vết tích còn lại của chùa Kiêu phải kể tới như, một nền móng và một động rộng 10 m2. Ngay trước động có ghi: Nhật Nguyệt Trường Quang, tục truyền ngày xưa cứ đêm trăng sáng, Tiên Ông cùng ngồi đánh cờ với các quan nhà trời ở đây.

Từ chùa Kiêu, vượt qua đường đèo và những sườn núi cheo leo là đến chùa Vân Mộng, tương truyền chùa Vân Mông là nơi mà Thiền sư Nguyễn Minh Không đã từng tu hành và trụ trì. Tục truyền, vua nhà Lý bị đau mắt không phương thuốc nào chữa được. Nhà Vua nghe tin tại chùa Vân Mộng có Quỷ Cốc tiên sinh thông tuệ thiên địa bèn đến cầu, quỷ cốc tiên sinh cho rằng nhà vua đau mắt là do động huyệt xoáy rồng ở khúc sông Hồng, cần có người hiến tế thì nhà vua mới khỏi bệnh. Sau có ông bà bán dầu Vũ Phục nhảy xuống sông, quả nhiên nhà vua lành mắt.  Ngôi chùa cũng đã đi vào sách vở với ghi chép của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày