Đức Dalai Lama khẳng định ăn chay là quan trọng

GNO - Trong một bài phát biểu của mình, Đức Dalai Lama nói rằng sự khác biệt giữa “chúng tôi” và “họ” trên thế giới tạo ra sự giết chóc và bạo lực.

dalai-lama7593.jpg

"Chúng ta phải tôn trọng tất cả các dạng của sự sống...", Đức Dalai Lama nói

Ca ngợi Ấn Độ vì ủng hộ việc ăn chay, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng nói hôm thứ Sáu (14-12) rằng tất cả chúng sinh phải được tôn trọng.

Ngài nói thêm rằng ăn chay rất quan trọng vì thú vật và cá đang được khai thác mỗi ngày. Ngài  thuyết giảng về “Sự liên quan của hệ thống giáo dục Ấn Độ cổ đại trong thế giới hiện đại” tại TechFest do Viện Công nghệ Ấn Độ ở Bombay tổ chức.

“Trong máy bay, tôi thấy rất nhiều gia cầm được cung cấp để làm thịt. Trước đó, động vật không bị giết nhiều nhưng tỷ lệ đã tăng lên sau khi phát triển kinh tế”, ngài nói.

Duy trì việc ăn chay là rất quan trọng bởi vì tất cả các sinh mệnh đều có một cuộc sống, ngài nói: “Chúng tôi đã ngừng sử dụng thực phẩm không thuần chay trong tu viện Tây Tạng. Chúng ta phải tôn trọng tất cả các dạng của sự sống. Ăn chay Ấn Độ rất quan trọng”.

Đức Dalai Lama đã nói về cách tất cả các tôn giáo ủng hộ thông điệp về lòng từ bi và người ta phải thực hành nó đầy đủ. Trong bài phát biểu dài 1 giờ đồng hồ của mình, ngài nói rằng sự khác biệt giữa “chúng tôi” và “họ” trên thế giới tạo ra sự giết chóc và bạo lực.

Sau đó, một vị khách đã hỏi Đức Dalai Lama làm thế nào công nghệ có thể giúp các nền văn minh hỗn hợp như Ấn Độ, Ai Cập và Trung Quốc. Duy trì quan điểm không tin vào trí tuệ nhân tạo, Đức Dalai Lama nói: “Nhiều nhà khoa học hiện đại không chấp nhận tầm quan trọng của tâm trí so với não bộ. Cả não và tâm đều ảnh hưởng đến ý thức của chúng ta. Tôi không tin vào trí tuệ nhân tạo. Một nhà khoa học Nhật Bản từng tin rằng não quan trọng hơn ý thức. Thời gian đầu thế kỷ 20, họ không chấp nhận tầm quan trọng của tâm trí, nhưng bây giờ họ đã”.

Văn Công Hưng (Theo Indian Express)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày