Đức Dalai Lama thuyết giảng cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam

GNO - Trong hai ngày 17, 18-11-2011, tại Tu viện Namgyal ở Dharamsala, Ấn Độ, Đức Dalai Lama đời thứ 14 đã dành riêng Pháp hội cho đoàn Phật tử đến từ Việt Nam.
IMG_8611.JPG

Pháp hội của Đức Dalai Lama dành cho Tăng Ni, doanh nhân, nghệ sĩ VN

126 người bao gồm chư Tăng Ni, doanh nhân, nghệ sĩ, trong đó có diễn viên điện ảnh Hồng Ánh, ca sĩ Thanh Lam, ca sĩ Mai Khôi, ca sĩ Khánh Linh…

Pháp thoại của Đức Dalai Lama về những căn bản trong giáo lý Phật giáo, những nguyên lý và phương thức ứng xử trong đời sống tâm linh để bảo đảm được sự an lạc, hạnh phúc giữa bề bộn xã hội, công việc, gia đình. Sau phần pháp thoại, Đức Dalai Lama đã dành thời gian trả lời những thắc mắc của thính chúng.

Với tính cách thân thiện và chân thật, năng lượng tâm linh dồi dào, ngài đã tạo nên một mối liên thông sâu sắc cho mỗi thành viên tham dự Pháp hội qua việc giao tiếp, ứng xử đầy đạo vị cũng như chụp hình lưu niệm.

Đức Dalai Lama đã ký tặng mỗi người một tấm hình tôn dung Đức Phật ở Bồ đề Đạo tràng và xâu chuổi đã được ngài chú nguyện gia trì.

Chia tay bậc Thầy cao quý, mọi người ai cũng nguyện hẹn một ngày gần, một duyên lành lại được tham dự pháp thoại của Ngài.

Được biết, chương trình này do Việt Nam CEO Club và Công ty Du lịch Tâm linh Ngọc Việt phối hợp tổ chức.

IMG_8608.JPG

126 Tăng Ni, doanh nhân, nghệ sĩ đã tham dự Pháp hội do
Đức Dalai Lama hướng dẫn

IMG_8786.JPG

Một trong những bậc Thầy tâm linh
được hàng triệu người trên thế giới kính ngưỡng

IMG_8647.JPG

Với đạo lực dồi dào, ngài luôn tạo nên mối liên thông sâu sắc cho hội chúng

IMG_8807.JPG
IMG_8801.JPG

Thành tâm hướng nguyện

IMG_8829.JPG

Ngài ký vào món quà tâm linh tặng cho người tham dự

IMG_8864.JPG

và luôn thân thiện, giản dị, gần gũi trong ứng xử

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày