Gandhara giao điểm của văn minh Phật giáo và Hy Lạp

 
 

Gandhara giao điểm của văn minh Phật giáo và Hy Lạp ảnh 1

Đức Phật khổ hạnh, nghệ thuật của Văn minh Gandhara, mô tả lúc Ngài ăn chay để tìm chân lý

Sau khi Alexandre Đại đế chiến thắng Darius vào năm 327 trước Công nguyên, vị bá chủ người Hy Lạp tiếp tục kéo quân đến bờ sông Indus. Tại đây ông đụng phải vua Ấn Độ Porus và đoàn quân voi khủng khiếp. Trận chiến làm chấn động thế giới phương Tây, nhưng người Hy Lạp vẫn cố thủ phía bên này sông Indus. Trong suốt 3 thế kỷ, có khoảng 40 vị vua Hy Lạp cai trị vùng được gọi là Gandhara, nằm giữa Pakistan và Afghanistan ngày nay. Sau đó, vào khoảng năm 240 trước Công nguyên khi vua Ashoka thống nhất toàn cõi lục địa Ấn Độ, đã chiếm được Gandhara. Tại đây, ông gặp được một dân tộc nghệ sĩ, và họ hỏi ông: Ngài thờ vị thần nào? Lúc đó Ashoka mới vừa theo Phật giáo. Thế là các nhà điêu khắc Hy Lạp bắt đầu tạc tượng Phật Thích ca. Lần đầu tiên, Đức Phật được mô tả dưới khuôn mặt của con người. Trước tiên trên các đồng tiền, rồi vô số các pho tượng.

Từ đó các tác phẩm nghệ thuật của họ, theo con đường tơ lụa, được truyền bá sang Trung Quốc, Triều Tiên và Viễn Đông. Năm 2001, quân Taliban đã đặt mìn phá hủy tượng Phật khổng lồ tại Bamiyan, thể hiện thời đại vàng son của nền văn minh Gandhara.

Qua các triều đại, vùng này rơi vào tay người Hung trắng, Ấn Độ, Hồi giáo,  Thành Cát Tư Hãn, Tameslan và cuối cùng là các đại đế Moghol. Khi đó Gandhara biến thành một tỉnh lẻ vùng biên giới. Và dĩ nhiên bị quên lãng. Ngày nay, không còn ai gọi nó là một quốc gia nữa, nhưng là một vương quốc tinh thần, nơi hội tụ của hầu hết các nền văn minh trên thế giới. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế: Nguyên Hiếu/BGN

Cùng nghĩ về Vesak

GNO - Cuộc thi “Cùng nghĩ về Vesak” do Câu lạc bộ Phóng viên - Cộng tác viên Báo Giác Ngộ tổ chức nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc yêu mến đạo Phật.

Thông tin hàng ngày